Năm 2020, thị trường giao dịch hàng hóa đã có sự phát triển đột phá, thu hút sự chú ý của ngày càng nhiều nhà đầu tư cũng như các nhà xuất nhập khẩu.
[Có thể bạn nên đọc]
> Phái sinh hàng hóa: Lựa chọn đầu tư tiềm năng
> Các khái niệm cần biết khi giao dịch hàng hóa phái sinh
> Sức hút từ thị trường năng lượng ở Việt Nam
Đến nay, thị trường giao dịch hàng hóa không còn là khái niệm mới tại Việt Nam. Các giao dịch bằng hợp đồng tương lai đã được một số ngân hàng thương mại triển khai từ hơn chục năm về trước. Từ hai năm trở lại đây, đầu tư phái sinh hàng hóa cũng đang dần được quan tâm nhiều hơn. Kể từ khi Nghị định 51/2018/NĐ-CP ra đời và có hiệu lực, cho phép các giao dịch hàng hóa tại Việt Nam liên thông với các Sở giao dịch hàng hóa trên thế giới, đã giúp mô hình này có thêm nhiều điều kiện phát triển, gỡ bỏ nhiều nút thắt trong hoạt động giao dịch trước đó.
Như đã biết, không giống như giao dịch truyền thống, trong giao dịch hàng hóa phái sinh, nhà đầu tư không phải trực tiếp giao dịch nhận hàng hoá trực tiếp rồi mới đem bán để hưởng chênh lệch, mà sẽ giao dịch với nhau bằng các hợp đồng tương lai, thông qua một hệ thống các sàn giao dịch quốc tế có liên thông với nhau. Nhờ vậy mà thị trường hàng hóa có tính thanh khoản rất cao, là ưu điểm vượt trội hấp dẫn các nhà đầu tư tham gia giao dịch.
Danh mục mặt hàng đầu tư trên thị trường hàng hóa phái sinh ngày càng được đa dạng hóa. Bao gồm 4 nhóm chính: Nông sản; Nguyên liệu công nghiệp; Kim loại và Năng lượng, với 21 mặt hàng đang được niêm yết giao dịch tại Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV).
21 mặt hàng được niêm yết giao dịch trên thị trường hàng hóa phái sinh Việt Nam.
Mọi giao dịch phái sinh hàng hóa ở nước ta hiện nay đều tổ chức và quản lý bởi Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam. MXV là đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa tập trung cấp quốc gia của Việt Nam, với cơ chế hoạt động minh bạch, chuyên nghiệp và đảm bảo về tính pháp lý. MXV cấp phép hoạt động triển khai dịch vụ giao dịch cho các Thành viên kinh doanh và Thành viên môi giới. Nhà đầu tư sẽ thông qua các thành viên của MXV để tham gia vào giao dịch.
Theo số liệu từ MXV, giá trị giao dịch trung bình vào thời điểm cuối năm của 21 mặt hàng đang được niêm yết giao dịch tại MXV đạt khoảng 2000 tỷ đồng/ngày, tăng hơn 50% so với đầu năm. Giá trị giao dịch một ngày của năm 2020 bằng một tháng giao dịch của năm 2019.
Trong thời gian tới, sẽ có rất nhiều lợi thế cho thị trường giao dịch hàng hóa: Dòng vốn ngoại sẽ tiếp tục tăng nhờ sự ổn định chính trị-xã hội và kinh tế vĩ mô, lợi thế giá nhân công rẻ; đồng thời, sự căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, cùng cơ hội từ những FTA mà Việt Nam đã ký kết như CPTPP, EVFTA… khiến Việt Nam được xem là một sự lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Bà Nguyễn Hồng Hà – Chuyên gia thị trường tại Công ty TNHH Đầu tư Quốc tế Hữu Nghị nhận định: “Hàng hóa phái sinh tuy là thị trường “sinh sau đẻ muộn” nhưng tiềm năng phát triển vẫn còn rất lớn phía trước. Đây sẽ là thị trường rất hấp dẫn giới đầu tư và trở nên phổ biến trong các năm về sau”.
Liên hệ tư vấn và mở tài khoản giao dịch hàng hóa phái sinh miễn phí – Hotline: 024.3552.7979.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ (84) 024.3552.7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.