TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Giá hàng hóa toàn cầu đang tăng với tốc độ nhanh nhất chưa từng thấy

Giá hàng hóa toàn cầu đang tăng với tốc độ nhanh nhất chưa từng thấy

Chỉ số Refinitiv CoreCommodity CRB Index cho thấy, giá dầu thô, kim loại, ngũ cốc và nhiều hàng hóa khác trên toàn cầu đang tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1995.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 08/02/2022

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Giá hàng hóa toàn cầu đang tăng với tốc độ nhanh nhất chưa từng thấy

Giá hàng hóa toàn cầu đang được hỗ trợ bởi 2 nguyên nhân chính: nhu cầu bùng nổ khi các các nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19, và nguồn cung đang chịu sức ép từ các yếu tố địa chính trị.

Chỉ số Refinitiv CoreCommodity CRB Index – thước đo tổng hợp giá cả của 22 loại hàng hóa chính, đã tăng tới 46% trong 12 tháng tính tới hết tháng 1/2022. Đây là mức tăng trong một năm lớn nhất kể từ năm 1995 – thời điểm dữ liệu này bắt đầu được công bố.

Giá cả hàng loạt mặt hàng đang tăng mạnh, đặc biệt là dầu thô và những loại nhiên liệu khác. Trong số 22 mặt hàng chính, 9 mặt hàng tăng hơn 50%, trong đó cà phê (tăng 91%), bông (tăng 58%), nhôm (tăng 53%).

Giá dầu thô giao sau tại thị trường London và New York hiện đang trong khoảng 90-91 USD/thùng, tăng mạnh từ mức dưới 80 USD/thùng vào thời điểm đầu năm. Loại “vàng đen” này đang được hỗ trợ bởi căng thẳng tiếp diễn ở Vùng Vịnh – nơi Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) tiếp tục hứng những cuộc tấn công của lực lượng Houthi ở Yemen, và ở châu Âu – nơi Nga tập trung hàng trăm nghìn quân ở biên giới Ukraine. Thậm chí, chiến lược gia Natasha Kaneva của JPMorgan Chase cho rằng một cuộc tấn công của Nga nhằm vào Ukraine có thể đẩy giá dầu vọt lên 120 USD/thùng.

Bên cạnh đó, dù nhu cầu dầu thô tăng lên, đầu tư cho sản xuất lại bị hãm lại do các kế hoạch liên quan tới mục tiêu trung hòa carbon của các nền kinh tế. Cùng với đó, năng lực đáp ứng của các nhà sản xuất, gián đoạn chuỗi cung ứng và thiếu hụt lao động càng làm tăng thêm áp lực cho cán cân cung cầu.

Sức ép trên thị trường hàng hóa đã gây ra một loạt phản ứng dây chuyền trên thị trường. Các nhà máy luyện nhôm vốn sử dụng lượng điện năng khổng lồ đã buộc phải cắt giảm sản lượng do chi phí sản xuất tăng, từ đó gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung kim loại. Giá khí đốt tự nhiên tăng đã đẩy giá amoniac – một thành phần chính của phân bón – lên cao, dẫn tới giá ngũ cốc tăng mạnh.

Giá cả hàng hóa tăng cao đang gây áp lực lớn tới quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo rằng nếu giá năng lượng tiếp tục duy trì ở mức hiện tại, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ sụt 0,5 điểm phần trăm.

Trong bối cảnh đó, Mỹ cùng nhiều quốc gia đang ráo riết siết chính sách tiền tệ nhằm ứng phó với lạm phát. Tuy nhiên, nhà kinh tế trưởng Hiroshi Ugai của JPMorgan Securities Nhật Bản cho rằng không dễ kể để kiểm soát lạm phát bắt nguồn từ cú sốc nguồn cung bằng các chính sách tiền tệ.

Theo VnEconomy.

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g

Bài viết liên quan

Trả lời