TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Giá dầu thế giới đã phục hồi nhưng rủi ro giảm vẫn còn tiềm ẩn

Giá dầu thế giới đã phục hồi nhưng rủi ro giảm vẫn còn tiềm ẩn

Yếu tố thâm hụt nguồn cung trong tương lai và triển vọng nhu cầu dầu mỏ được cải thiện giúp giá dầu thế giới phục hồi trong phiên giao dịch 13/6.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 12/06/2023

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Tầm quan trọng của công cụ bảo hiểm giá

Giá dầu thế giới đã phục hồi nhưng rủi ro giảm vẫn còn tiềm ẩn

Đóng cửa phiên giao dịch ngày hôm qua, giá dầu kết thúc chuỗi giảm 3 phiên liên tiếp với dầu WTI tăng mạnh 3,43% lên mức 69,42 USD/thùng và dầu Brent chốt ở mức 74,29 USD/thùng, sau khi tăng 3,41%.

Tâm điểm của thị trường hôm qua hướng về Báo cáo thị trường dầu tháng 6 của Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Báo cáo của OPEC cho thấy góc nhìn về nguồn cung thâm hụt trong nửa cuối năm đã hỗ trợ đáng kể cho giá dầu. Ngoài ra, đối với yếu tố vĩ mô, tình hình lạm phát tích cực tại Mỹ và một vài tín hiệu thúc đẩy tăng trưởng khả quan của Trung Quốc cũng góp phần vào đà tăng của giá dầu.

Theo báo cáo thị trường dầu của OPEC, sản lượng dầu thô của nhóm trong tháng 5 đạt trung bình trên 28 triệu thùng, giảm mạnh 464.000 thùng/ngày so với tháng 4, sau khi Saudi Arabia thực hiện cam kết cắt giảm sản lượng tự nguyện. Sản lượng của quốc gia thủ lĩnh nhóm đã giảm hơn 500.000 thùng/ngày, đúng với cam kết đặt ra, mức độ tuân thủ cắt giảm chặt chẽ của Saudi Arabia là bằng chứng cho thấy quốc gia này có thể sẽ tiếp tục thực hiện mục tiêu cắt giảm 1 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 7 như kế hoạch. 

Tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới năm 2023 đã được điều chỉnh tăng nhẹ 20.000 thùng lên mức 2,35 triệu thùng/ngày. Trong đó, nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc trong năm nay được dự báo sẽ tăng thêm 840.000 thùng/ngày, cao hơn 40.000 thùng/ngày so với báo cáo tháng 5. 

So với đánh giá trước đó, sản lượng các nước ngoài OPEC được điều chỉnh giảm trong nửa cuối năm đã đẩy nhu cầu thị trường đối với dầu thô của OPEC tăng mạnh. Đặc biệt, nhu cầu dầu thô từ OPEC trong quý IV/2023 được dự báo sẽ tăng lên 30,59 triệu thùng/ngày, cao hơn 210.000 thùng so với báo cáo tháng 5.  

Ngoài ra, theo tính toán từ Reuters, xuất khẩu sản phẩm dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga trong tháng 5 đã giảm 14,7% so với tháng trước xuống còn 10,03 triệu tấn do hoạt động bảo trì nhà máy lọc dầu theo mùa cao điểm và nhu cầu nội địa tăng cao.  

Về phía nền kinh tế Mỹ, kỳ vọng Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) tạm dừng tăng lãi suất sẽ mang lại tâm lý tích cực trên thị trường dầu thô trong ngắn hạn. Báo cáo lạm phát được Mỹ công bố hôm qua đã củng cố niềm tin của nhà đầu tư về một chính sách tiền tệ mềm mỏng hơn của Fed. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 của Mỹ tăng 4% trên cơ sở hàng năm, là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 03/2021 và thấp hơn so với dự báo tăng 4,1% của các chuyên gia kinh tế, theo dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động Mỹ. Trên cơ sở hàng tháng, chỉ số CPI tăng 0,1% trong tháng 5, giảm từ mức tăng 0,4% hồi tháng 4 và thấp hơn so với dự báo tăng 0,2%. Fed tạm ngừng tăng lãi suất đồng nghĩa với dư địa tăng của đồng USD không còn nhiều, đồng thời, chi phí mua hàng hóa như dầu trở nên bớt đắt đỏ hơn.

Tuy nhiên, với việc lãi suất duy trì ở mức cao nhất kể từ năm 2008, các sức ép đối với nền kinh tế là khó tránh khỏi, và rủi ro giá dầu giảm vẫn còn tiềm ẩn.

Rạng sáng nay (14/6) theo giờ Việt Nam, Báo cáo từ Viện dầu khí Mỹ (API) cho thấy tồn kho thương mại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 9/6 tăng 1 triệu thùng, trái với dự đoán giảm, trong khi tồn kho xăng và nhiên liệu chưng cất cũng tăng. Đây có thể sẽ là yếu tố gây sức ép nhẹ tới giá dầu trong phiên sáng. Báo cáo chính thức từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) sẽ công bố vào tối nay, các số liệu tồn kho từ EIA sẽ có ảnh hưởng tới thị trường hơn đối với số liệu từ API.

Mặt khác, nếu như báo cáo thị trường năng lượng tháng 6 của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) phát hành vào chiều nay cho thấy góc nhìn tương tự về tình hình thâm hụt nguồn cung trong các tháng tới, giá dầu sẽ tiếp tục đà phục hồi. 

Trong dài hạn hơn, xu hướng của giá dầu trong giai đoạn nửa cuối năm vẫn sẽ phụ thuộc vào bài toán nhu cầu tại các nước lớn nhiều hơn. Với động thái mới nhất từ Trung Quốc thông qua việc cắt giảm lãi suất ngắn hạn, và đang xem xét thêm các gói kích thích tăng trưởng lĩnh vực bất động sản, kỳ vọng tiêu thụ nhiên liệu khả quan hơn sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho giá dầu. Ngược lại, nếu đà phục hồi kinh tế tiếp tục tiêu cực, bất chấp nguồn cung có dấu hiệu thu hẹp, giá dầu vẫn sẽ khó tăng mạnh. 

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)

Bài viết liên quan