TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Diễn biến giá xăng, dầu khó đoán

Diễn biến giá xăng, dầu khó đoán

Giá xăng, dầu trong nước bị ảnh hưởng từ diễn biến của thị trường thế giới tăng, giảm đan xe do chịu ảnh hưởng từ các động thái cắt giảm sản lượng của OPEC+; lo ngại trần nợ công của Mỹ; hoạt động công nghiệp bị đình trệ và lãi suất cao hơn làm gia tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 29/05/2023

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Tầm quan trọng của công cụ bảo hiểm giá

Diễn biến giá xăng, dầu khó đoán

Giá xăng, dầu trong nước diễn biến trái chiều

Liên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương vừa thông báo thay đổi giá bán lẻ xăng dầu nội địa trong kỳ điều chỉnh mới. Giá mới được áp dụng từ 15h hôm nay (ngày 01/06/2023).

Cụ thể, xăng E5 RON 92 tăng 390 đồng/lít, lên 20.870 đồng/lít; xăng RON 95 tăng 520 đồng/lít, lên 22.010 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 10 đồng/lít xuống 17.940 đồng/lít.

Giá dầu hỏa giảm 200 đồng/lít, xuống 17.780 đồng/lít; dầu mazut giảm 270 đồng/kg xuống 14.890 đồng/kg. Tại kỳ điều hành này, liên bộ tiếp tục trích lập 300 đồng/lít đối với xăng E5 RON 92, xăng RON 95, dầu diesel, dầu hỏa và trích lập 300 đồng/kg với dầu mazut. Cơ quan quản lý không chi quỹ bình ổn đối với các mặt hàng xăng dầu.

Như vậy, xăng có lần thứ hai tăng giá liên tiếp. Tính từ đầu năm, giá các nhiên liệu đã trải qua 16 lần điều chỉnh, trong đó có 9 lần tăng, 6 lần giảm và 1 lần giữ nguyên.

Giá dầu thế giới vẫn sẽ biến động khó đoán chờ đợi cuộc họp của OPEC+

Trên thị trường năng lượng thế giới, lực mua quay trở lại thị trường dầu trong phiên giao dịch sáng ngày 01/06. Hạ viện Mỹ vào sáng nay (theo giờ Việt Nam) đã bỏ phiếu thông qua dự luật nâng trần nợ công tránh nguy cơ nước Mỹ vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử. Tổng thống Joe Biden gọi cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện là “tin tốt cho người dân Mỹ và nền kinh tế Mỹ”. Điều này đã giúp cải thiện tâm lý của các nhà đầu tư và hỗ trợ giá dầu, bất chấp báo cáo của Viện Dầu khí Mỹ (API) cho thấy tồn kho dầu tăng trong tuần trước.

Theo Báo cáo tồn kho của API cho thấy, tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ tăng mạnh 5,2 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 26/05, trái ngược với dự đoán giảm của thị trường. Tồn kho các sản phẩm tinh chế bao gồm xăng và nhiên liệu chưng cất cũng đồng loạt tăng trong tuần qua. Nhà đầu tư chờ đợi báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) vào tối nay, báo cáo này có độ chính xác cao hơn và mang lại ảnh hưởng lớn hơn so với báo cáo của API.

Việc giá dầu hiện đang giao dịch thấp hơn 70 USD/thùng làm gia tăng lo ngại về những hành động bất ngờ của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) trong cuộc họp ngày 4/6 sắp tới. Không chắc chắn về việc liệu họ có tăng cắt giảm sản lượng hay không trong bối cảnh giá sụt giảm gần đây cũng đang đè nặng lên thị trường. Các ngân hàng HSBC và Goldman Sachs cũng như các nhà phân tích không kỳ vọng OPEC+ sẽ thông báo cắt giảm thêm tại cuộc họp này.

Ngoài ra, các dữ liệu kinh tế vĩ mô và thị trường lao động yếu cũng vẫn gây áp lực lên triển vọng tiêu thụ dầu.

Chỉ Số Quản Lý Sức Mua (PMI) của Chicago, thước đo hiệu quả hoạt động của lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất tại khu vực Chicago, đã giảm xuống 40,4 trong tháng 5/2023, thấp hơn mức 48,6 trong tháng 4/2023, theo dữ liệu do Viện quản lý cung ứng Chicago vừa công bố.

Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) sản xuất của Trung Quốc – quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn thứ 2 trên thế giới – giảm xuống mức 48,8 điểm trong tháng 05, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2022, dữ liệu Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết. Con số này cũng thấp hơn mức 49,2 của tháng 4 và trái ngược với dự đoán mức 51,4, biểu thị cho sự mở rộng hoạt động các nhà máy mà giới phân tích dự báo. Điều này cho thấy tốc độ phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc vẫn còn nhiều khó khăn.

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.

Bài viết liên quan