Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam (MXV) là đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa tập trung cấp quốc gia của Việt Nam, thành lập từ tháng 09/2010. Vậy chức năng của Sở giao dịch hàng hóa trong mua bán hàng hóa là gì? Cách thức hoạt động như thế nào?
[Có thể bạn nên đọc]
- Phái sinh hàng hóa: Lựa chọn đầu tư tiềm năng
- Các khái niệm cần biết khi giao dịch hàng hóa phái sinh
- Sức hút từ thị trường năng lượng ở Việt Nam
Chức năng của Sở giao dịch hàng hóa là gì?
Trong hoạt động mua bán hàng hóa, chức năng của Sở giao dịch hàng hóa được quy định cụ thể như sau:
+ Cung cấp các điều kiện vật chất – kỹ thuật cần thiết để giao dịch mua bán hàng hoá;
+ Điều hành các hoạt động giao dịch;
+ Niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm.
Cách thức hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa như thế nào?
Cách thức hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa
1. Phương thức giao dịch:
Sở Giao dịch hàng hóa tổ chức giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung, trên cơ sở khớp các lệnh mua và lệnh bán theo nguyên tắc như sau:
– Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước;
– Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước;
– Trường hợp các lệnh cùng loại có cùng mức giá thì lệnh giao dịch nhập trước vào hệ thống giao dịch được ưu tiên thực hiện trước.
2. Phương thức thực hiện hợp đồng:
Các bên giao dịch hợp đồng kỳ hạn có thể chọn một trong hai phương thức như:
– Thanh toán bù trừ qua Trung tâm thanh toán vào phiên cuối cùng của ngày cuối cùng giao dịch hợp đồng;
– Giao nhận hàng hóa qua Trung tâm giao nhận hàng hoá.
Các bên giao dịch hợp đồng quyền chọn có thể lựa chọn một trong hai phương thức như:
– Thực hiện quyền chọn
– Không thực hiện quyền chọn.
Trước ngày cuối cùng giao dịch hợp đồng, Sở Giao dịch hàng hóa phải yêu cầu các Thành viên kinh doanh nhắc nhở khách hàng lựa chọn thực hiện hợp đồng theo các phương thức đã được quy định.
Các Thành viên kinh doanh phải thông báo văn bản cho Sở Giao dịch hàng hóa theo quy định trong trường hợp lựa chọn hợp đồng bằng phương thức giao nhận hàng hoá.
Trường hợp lựa chọn thực hiện hợp đồng bằng phương thức giao nhận hàng hoá, khách hàng có nghĩa vụ:
– Nộp tiền vào tài khoản nếu là bên mua;
– Giao hàng vào Trung tâm giao nhận hàng hóa nếu là bên bán.
3. Phương thức bảo đảm thực hiện giao dịch
Khách hàng tham gia đầu tư cần phải ký quỹ để đảm bảo cho các giao dịch.
- Hình thức ký quỹ: ký quỹ ban đầu, ký quỹ bổ sung và các hình thức ký quỹ khác.
- Mức ký quỹ: xác định cụ thể theo thoả thuận của các bên, không thấp hơn 5% trị giá lệnh uỷ thác giao dịch.
Trong một thời hạn nhất định theo hợp đồng uỷ thác giao dịch, Thành viên kinh doanh có quyền tất toán hợp đồng nếu khách hàng đó không bổ sung tiền ký quỹ đúng quy định.
Trong trường hợp mức ký quỹ vượt quá mức cần thiết theo quy định thì khách hàng có quyền rút lại khoản vượt mức đó.
Thời gian giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa
Sở Giao dịch hàng hóa sẽ công bố thời gian giao dịch cụ thể bao gồm: ngày giao dịch, phiên giao dịch, thời gian khớp lệnh giao dịch và giờ mở cửa, đóng cửa của ngày giao dịch.
Thời gian thực hiện giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa được tính từ phiên giao dịch đầu tiên cho đến phiên giao dịch cuối cùng trên hợp đồng. Sau khi hết hạn giao dịch, các bên phải có nghĩa vụ thực hiện các điều khoản đã quy định trong hợp đồng.
Trên đây là nội dung về chức năng của sở giao dịch hàng hóa là gì, cách thức hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam để các nhà đầu tư tham khảo. Từ đó, bạn thực hiện quyền và nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật. Nếu các bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về đầu tư hàng hóa phái, hãy truy cập FINVEST để nhận nhiều thông tin hữu ích khác!