PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ, TIN NỔI BẬT, TIN TỨC

Chiến lược dự phòng rủi ro giảm giá cho các nhà đầu tư nắm giữ vị thế mở mua

Chiến lược dự phòng rủi ro giảm giá cho các nhà đầu tư nắm giữ vị thế mở mua

Chiến lược Collar là chiến lược được đánh giá cao không chỉ bởi khả năng tối ưu hóa lợi nhuận mà còn nhờ vào sự linh hoạt trong việc quản lý rủi ro. 

Xem thêm:

Đầu tư hàng hóa là gì?

Ưu điểm khi giao dịch hợp đồng quyền chọn

Chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn – 1

Trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn hàng hóa, chiến lược Collar được thực hiện bằng cách cùng lúc nắm giữ:

  • Vị thế mở mua của một tài sản cơ sở;
  • Mua quyền chọn bán ở trạng thái đang lỗ (Out of The Money – OTM) ở mức giá thực hiện A;
  • Bán quyền chọn mua ở trạng thái đang lỗ ở mức giá thực hiện B nhưng cùng ngày đáo hạn của cùng tài sản cơ sở mà nhà đầu tư sở hữu.

Chiến lược này thường được các nhà đầu tư nắm giữ vị thế mở mua sử dụng để dự phòng rủi ro giảm giá của tài sản cơ sở với việc kích hoạt quyền chọn bán, trong khi phí quyền chọn thu được từ việc bán quyền chọn mua được dùng để bù đắp khoản nhà đầu tư bỏ ra để mua quyền chọn bán.

Ví dụ:

Một nhà đầu tư nắm giữ vị thế mở mua hợp đồng Ngô tháng 12/2024 (ZCEZ24) tại giá 410 cent/giạ. Nhà đầu tư thực hiện chiến lược Collar bằng việc: đồng thời mua một quyền chọn bán hợp đồng có giá thực hiện là 400 cent/giạ với phí quyền chọn 25 cent/giạ, và bán một quyền chọn mua có giá thực hiện là 430 cent/giạ với phí quyền chọn 30 cent/giạ.

Lợi nhuận từ chiến lược Collar phụ thuộc vào giá của hợp đồng ZCEZ24 trong tương lai. Các kịch bản sau đây có thể xảy ra:

Trường hợp 1: Giá hợp đồng ZCEZ24 giảm xuống dưới 400 cent/giạ.

Giả sử giá thị trường của hợp đồng ZCEZ24 vào ngày đáo hạn là 385 cent/giạ. Lúc này, nhà đầu tư sẽ thực hiện quyền chọn bán, nhận được lợi nhuận 400 – 385 = 15 cent/giạ. Quyền chọn mua không được thực hiện, tuy nhiên nhà đầu tư chịu khoản lỗ 410 – 385 = 25 cent/giạ từ việc tất toán vị thế mở. Nhà đầu tư sẽ nhận được 30 cent/giạ từ việc bán quyền chọn mua, nhưng phải trả 25 cent/giạ cho việc mua quyền chọn bán. Như vậy, nhà đầu tư phải chịu mức thua lỗ (15 – 25) + (30 – 25) = 5 cent/giạ trong trường hợp này.

Trường hợp 2: Giá hợp đồng ZCEZ24 tăng trên 400 cent/giạ, nhưng chưa vượt quá 430 cent/giạ

Giả sử giá thị trường của hợp đồng ZCEZ24 vào ngày đáo hạn là 415 cent/giạ, nhà đầu tư nhận được khoản lợi nhuận 415 – 410 = 5 cent/giạ từ việc tất toán vị thế mở. Lúc này, nhà đầu tư không thực hiện quyền chọn bán và quyền chọn mua cũng không được thực hiện. Nhà đầu tư nhận được 30 cent/giạ từ việc bán quyền chọn bán, nhưng phải trả 25 cent/giạ cho việc mua quyền chọn mua. Như vậy, nhà đầu tư có mức lợi nhuận 5 + (30 – 25) = 10 cent/giạ trong trường hợp này.

Trường hợp 3: Giá hợp đồng ZCEZ24 vượt qua 430 cent/giạ.

Giả sử giá thị trường của hợp đồng ZCEZ24 vào ngày đáo hạn là 450 cent/giạ. Lúc này, nhà đầu tư nhận được lợi nhuận 450 – 410 = 40 cent/giạ từ việc tất toán vị thế mở. Đồng thời, nhà đầu tư sẽ phải thực hiện nghĩa vụ bán đối với quyền chọn mua và ngay lập tức mua vào một hợp đồng ZCEZ24 ở giá thị trường, chịu khoản lỗ 450 – 430 = 20 cent/giạ. Quyền chọn bán không được thực hiện. Nhà đầu tư thu được 30 cent/giạ từ việc bán quyền chọn mua, nhưng đồng thời phải bỏ ra 25 cent/giạ để mua quyền chọn bán. Như vậy, tổng lợi nhuận của nhà đầu tư trong trường hợp này là (40 – 20) + (30 – 25) = 25 cent/giạ.

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)

Liên hệ ngay với FINVEST để được hướng dẫn về cách thức giao dịch hàng hóa024 3552 7979

Bài viết liên quan

Trả lời