Giao dịch ngô – một trong những mặt hàng nhóm nông sản được rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Trong quý III năm 2022, ngô chiếm 3,5% trong cơ cấu sản phẩm giá trị giao dịch tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV).
[Hữu ích cho nhà đầu tư]
> Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 07/11/2022
> Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa
> Tầm quan trọng của công cụ bảo hiểm giá
Tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu ngô trên thế giới
Trong báo cáo công bố tháng 9/2022, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) tăng dự báo sản lượng ngô toàn cầu niên vụ 2022/23 so với dự báo trước, do sản lượng tăng ở Liên minh Châu Âu (EU), Malawi và Bolivia. Xuất khẩu toàn cầu cũng được dự báo sẽ tăng với mức tăng của Ucraina, Serbia và EU. Nhập khẩu toàn cầu được dự báo giảm với việc cắt giảm đối với Algeria, Maroc, Hàn Quốc và Việt Nam, ngược lại nhập khẩu tăng ở Canada.
Mỹ vẫn là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới của mặt hàng này và cũng là nước sản xuất nhiều nhất. Kế đến là Trung Quốc xếp vị trí thứ 2 về sản xuất Ngô. Tuy vậy, sản xuất ngô của Trung Quốc chủ yếu phục vụ cho nhu cầu trong nước.
Ngoài 2 nước kể trên, Brazil, Argentina và Ukraine cũng là những thị trường sản xuất và xuất khẩu ngô hàng đầu. Các khu vực EU và Mexico cũng sản xuất được sản lượng ngô tương đối lớn. Tuy nhiên, các nước này vẫn phải nhập khẩu ngô tương đối nhiều.
Khu vực Đông Nam Á có Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là 2 đất nước nhập khẩu Ngô lớn. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu ngô cho nhu cầu làm thức ăn chăn nuôi. Nhu cầu thức ăn chăn nuôi vẫn đang tăng, chính vì vậy, xu hướng giao dịch ngô ngày càng tăng.
Các quốc gia xuất khẩu ngô hàng đầu thế giới, số liệu năm 2020. Nguồn: USDA.
Một số thông tin về sản phẩm Ngô niêm yết giao dịch trên Sở CBOT của Mỹ
- Mã hợp đồng: ZCE
- Tên tiếng anh: CORN
- Độ lớn HĐ: 5,000 giạ/lot ~127 tấn
- Đơn vị giao dịch: cent/giạ
- Bước giá: 0.25 cent/giạ
- Tháng giao dịch: 3,5,7,9,12
- Giờ giao dịch: Từ thứ 2 đến thứ 6 với 2 phiên mỗi ngày: phiên 1: 07h00 – 19h45; phiên 2: 20h30 – 01h20 (ngày hôm sau)
Bảng đặc tả chi tiết về hợp đồng giao dịch ngô tại Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam.
Các yếu tố ảnh hưởng lớn đến thị trường Ngô
Những yếu tố cơ bản tác động đến giá ngô bao gồm:
Yếu tố cung – cầu:
Tương tự như các mặt hàng khác, ngô là một loại hàng hóa và chịu tác động của quy luật cung cầu. Hiểu một cách đơn giản, nếu lượng cầu trên thị trường cao hơn lượng cung thì giá ngô sẽ tăng lên và ngược lại.
Các yếu tố đầu vào
Giá cả của các yếu tố đầu vào thấp sẽ làm tăng lợi nhuận dự kiến sau thu hoạch. Điều đó khuyến khích nông dân trồng nhiều ngô hơn, dẫn đến việc tăng nguồn cung ngô trên thị trường.
Bên cạnh đó, những cải tiến về phương pháp sản xuất, nguồn phân bón tốt hơn hay quản lý nguyên liệu hiệu quả hơn sẽ thúc đẩy năng suất thu hoạch và chất lượng cây trồng, cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến giá ngô. Chẳng hạn, đợt khan hiếm phân bón toàn cầu vừa qua thúc đẩy giá phân bón tăng cao, người nông dân khó khăn trong việc mua phân bón, năng suất trồng ngô bị ảnh hưởng dẫn đến sản lượng thấp, nguồn cung thu hẹp thúc đẩy giá ngô lên cao.
Giá đô la Mỹ (USD)
Chính vì Mỹ là nhà xuất khẩu ngô lớn nhất thế giới nên ngô được giao dịch bằng đô la Mỹ. Khi USD tăng, chi phí mua ngô sẽ trở nên đắt đỏ hơn, khi USD giảm các thương nhân sẽ có nhiều chi phí để mua hơn.
Thời tiết
Các mặt hàng nông sản trong đó có ngô đều phải chịu những biến đổi giá do thời tiết, thời tiết tạo tác động trước tiếp đến nguồn cung. Ví dụ, hạn hán xảy ra trong mùa sinh trưởng của ngô, các đợt nắng nóng này có thể làm giảm đáng kể sản lượng, từ đó sẽ khiến giá ngô tăng.
Giá dầu thô
Chúng ta nhận thấy rõ một điều rằng ngô ngày càng được sử dụng nhiều để làm nhiên liệu. Vì thế giá ngô có tương quan cao với giá dầu. Giá dầu thô tăng có thể sẽ làm tăng nhu cầu về nhiên liệu sinh học. Bởi đó cũng là khi người tiêu dùng chuyển sang các lựa chọn rẻ hơn để thay thế.
Sản phẩm thay thế
Ngô và đậu tương là 2 sản phẩm thay thế bởi đều được sử dụng rất nhiều cho việc làm thức ăn chăn nuôi, do đó giá đậu tương sẽ tác động đến giá ngô.
Hơn nữa, cả hai sản phẩm này được trồng trong điều kiện thời tiết như nhau, nên nông dân sẽ lựa chọn một trong loại ngũ cốc này sản phẩm nào mang lại lợi nhuận cao hơn thì sẽ đầu tư. Nếu trên thị trường ngô được giá hơn đậu tương, người nông dân sẽ có xu hướng trồng nhiều ngô hơn, dẫn đến nguồn cung đậu tương ít đi. Từ đó khiến giá đậu tương tăng cao, còn giá ngô thì thấp đi.
Nhu cầu Ethanol
Ngô đóng một vai trò ngày càng tăng trong sản xuất ethanol. Chính vì thế, nhu cầu về phụ gia nhiên liệu này có thể có tác động lớn đến giá ngô. Tất nhiên, nếu nhu cầu ethanol ngừng lại, thì giá ngô sẽ bị giảm xuống.
Các yếu tố khác
Một vài yếu tố khác như: Các sự kiện thương mại, chính trị liên quan đến nông nghiệp. Vào hồi tháng 3/2022, khi chiến sự giữa Nga – Ukraine bùng nổ, giá ngô và lúa mì đã tăng vọt vào thời điểm đó, bởi đây cũng là 2 quốc gia xuất khẩu các mặt hàng ngũ cốc trên thế giới. Chiến sự xảy ra khiến xuất khẩu bị ảnh hưởng, nguồn cung thắt chặt và thúc đẩy giá tăng mạnh.
Tại sao nên lựa chọn giao dịch ngô?
Giao dịch ngô tương đối an toàn, hơn nữa đây còn là mặt hàng gần gũi, quen thuộc với các nhà đầu tư Việt Nam.
Đối với các đối tượng sản xuất và kinh doanh ngô
– Đảm bảo về đầu ra cho mặt hàng ngô.
– Hợp đồng bảo hiểm giá giúp giảm thiểu rủi ro cho nông dân và doanh nghiệp sản xuất ngô trong điều kiện bất ổn về giá.
Đối với Nhà đầu tư
– Mức ký quỹ 1 Lot từ 13 đến hơn 60 triệu đồng với 2 sản phẩm là ngô mini và hợp đồng ngô fullsize.
– Dễ tìm kiến các nguồn thông tin và theo dõi diễn biến giá.
Để nắm rõ hơn các thông tin về giao dịch ngô an toàn, sinh lời hiệu quả, hãy liên hệ trực tiếp với FINVEST qua hotline: 024 3552 7979.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g