Đối với hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở thì Sở giao dịch hàng hóa là nơi giao dịch của tất cả các hàng hóa được phép lưu thông theo quy định của Bộ Công Thương tại Quyết định số 4361/QĐ-BCT. Theo đó, đặc điểm và các loại hàng hóa được phép giao dịch tại Sở giao dịch như thế nào? Hãy cùng FINVEST tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
[Có thể bạn nên đọc]
- Phái sinh hàng hóa: Lựa chọn đầu tư tiềm năng
- Các khái niệm cần biết khi giao dịch hàng hóa phái sinh
- Sức hút từ thị trường năng lượng ở Việt Nam
Khái niệm về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
Theo Điều 63, Luật Thương mại 2005 quy định:
“Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hóa với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai”.
Đặc điểm về các loại hàng hóa được phép mua bán qua Sở
Xuất phát từ tính chất đặc biệt của hoạt động mua bán hàng hóa, không phải loại hàng hóa nào cũng được phép giao dịch tại Sở giao dịch.
Thông thường, các loại hàng hóa được mua bán qua Sở giao dịch phải có các đặc điểm cơ bản như sau:
- Tích trữ được trong một thời gian dài.
- Dễ phân loại phẩm cấp.
- Giao dịch với số lượng lớn.
- Biến động giá cả phụ thuộc vào cung – cầu.
Theo đó, các nhóm hàng hóa đặc thù bao gồm 4 nhóm chính:
1- Nông sản
2- Năng Lượng
3- Kim loại
4- Nguyên liệu công nghiệp
Các loại hàng hóa được phép lưu thông trên Sở được quy định như thế nào?
Quy định các loại hàng hóa được phép lưu thông trên Sở
Nghị định 51/2018/NĐ-CP đã quy định các loại hàng hóa được phép giao dịch trên các Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam bao gồm 8 nhóm, cụ thể:
– Các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện, hạn chế kinh doanh: Sở Giao dịch hàng hóa phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền chấp thuận để niêm yết giao dịch trên Sở Giao dịch hàng hóa.
– Các mặt hàng không thuộc danh mục hàng hóa bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện: Sở Giao dịch hàng hóa có trách nhiệm gửi 01 bộ hồ sơ
qua đường bưu điện hoặc qua mạng điện tử với Bộ Công Thương trước khi niêm yết giao dịch trên Sở Giao dịch hàng hóa trong vòng 30 ngày.
Công bố các danh mục hàng hóa được phép lưu thông trên Sở giao dịch hàng hóa
DANH MỤC HÀNG HÓA ĐƯỢC PHÉP MUA BÁN QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4361/QĐ-BCT ngày 18 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công thương)
TT | Mô tả hàng hóa | Mã H.S | Ghi chú |
01 | Cà phê nhân, chưa rang, chưa khử chất cà-phê-in | 0901.11 | |
02 | Mủ cao su tự nhiên, đã hoặc chưa tiền lưu hóa | 4001.10 | Chỉ áp dụng đối với các mã HS: 40011011 và 40011021 |
03 | Cao su tự nhiên ở dạng tấm cao su xông khói | 4001.21 | Chỉ áp dụng đối với các mã HS: 40012110 (RSS1); 40012120 (RSS2); 40012130 (RSS3); 40012140 (RSS4); 40012150 (RSS5) |
04 | Cao su tự nhiên đã được định chuẩn kỹ thuật | 4001.22 | Các loại TSNR gồm SVR 10; SVR 20; SVR L; SVR CV; SVR GP; SVR 3L, SVR5 |
05 | Các sản phẩm thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng | 7208 | |
06 | Các sản phẩm thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ, mạ hoặc tráng | 7209 | |
07 | Các sản phẩm thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng | 7210 | |
08 | Các sản phẩm thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, mới chỉ qua rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, kể cả công đoạn xoắn sau khi cán | 7214 | – Loại trừ các thép cơ khí chế tạo;
– Chỉ áp dụng với loại có hàm lượng các bon dưới 0,6% tính theo trọng lượng |
Trên đây là một số nhóm hàng hóa được phép lưu thông trên Sở được quy định tại Quyết định số 4361/QĐ-BCT. Để tham khảo thêm nhiều tin tức bổ ích khác, vui lòng truy cập FINVEST hoặc để lại email nhận thông báo mỗi ngày nhé!