TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Áp lực lạm phát gia tăng hỗ trợ cho giá các mặt hàng kim loại

Áp lực lạm phát gia tăng hỗ trợ cho giá các mặt hàng kim loại

Phần lớn thị trường kim loại nhận được sức mua lớn trong phiên hôm qua. Áp lực lạm phát gia tăng hỗ trợ cho giá các mặt hàng.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 13/04/2022

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Áp lực lạm phát gia tăng hỗ trợ cho giá các mặt hàng kim loại

Kết thúc phiên giao dịch ngày 12/04, trên thị trường kim loại quý, giá vàng tiếp tục tăng nhẹ 0,7% lên 1.966 USD/ounce, còn giá bạc đóng cửa cao hơn gần 3% lên 25,7 USD/ounce. Trái lại, giá bạch kim giảm nhẹ 0,6% về 972,4 USD/ounce. Phần lớn các mặt hàng kim loại quý đều nhận được sức mua lớn nhờ vai trò trú ẩn an toàn trong bối cảnh lạm phát trên toàn cầu ngày một leo thang.

Không chỉ Trung Quốc, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) mới được công bố của Mỹ cũng tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, và 1,2% so với tháng 2, vượt dự đoán của các chuyên gia và vẫn mạnh nhất trong vòng 40 năm. Chỉ số CPI lõi (ngoại trừ chi phí năng lượng và thực phẩm) tăng 0,3% so với tháng 2, thấp hơn mức dự báo.

Mức chênh lệch lớn giữa hai chỉ số này cho thấy áp lực lạm phát của Mỹ vẫn bắt nguồn từ sự leo thang của giá năng lượng và thực phẩm. Tin tức tiêu cực này khiến cho triển vọng tăng trưởng của Mỹ cũng đi xuống và kéo theo sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Mỹ.

Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm sau số liệu lạm phát của Mỹ, các nhà đầu tư lo ngại số liệu lạm phát cao làm tăng kỳ vọng về chính sách tiền tệ thắt chặt hơn từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), cũng làm dấy lên lo ngại về việc nền kinh tế tăng trưởng chậm lại.

Dòng vốn vì vậy mà phân bổ vào các thị trường trú ẩn an toàn hàng đầu như vàng, bạc và trái phiếu. Giá bạch kim không giữ được sắc xanh bởi nhiều khả năng giá năng lượng tăng cao sẽ làm giảm sức mua xe ô tô mới, và trực tiếp làm ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu thụ bạch kim trên toàn cầu.

Đối với nhóm kim loại cơ bản, phần lớn các mặt hàng đã khôi phục lại sắc xanh. Áp lực lạm phát gia tăng khiến cho các loại nguyên vật liệu đầu vào thiết yếu như kim loại trở nên giá trị hơn. Không chỉ chi phí sản xuất tăng, áp lực gián đoạn trong chuỗi cung ứng trên toàn cầu cũng khiến cho các mặt hàng kim loại này khó tới tay người tiêu dùng hơn.

Giá đồng tăng 1,6% và lấy lại mức 4,71 USD/pound, giá quặng sắt cũng tăng 2,5% lên 155,6 USD/pound. Việc Thượng Hải nới lỏng các quy định phong tỏa nghiêm ngặt phần nào làm gia tăng kỳ vọng về nhu cầu tiêu thụ các kim loại.

Giá kẽm tăng lên mức cao nhất hơn 1 tuần do tồn trữ giảm, đặc biệt tại châu Âu khi giá điện đạt mức cao kỷ lục dẫn đến việc cắt giảm lớn sản lượng, thúc đẩy hoạt động mua vào. Hợp đồng kẽm trên Sở LME tăng 2% lên 4.376 USD/tấn. Trong tháng trước, giá kẽm đã đạt mức cao kỷ lục (4.896 USD/tấn).

Tồn trữ kẽm tại London chạm 120.825 tấn – thấp nhất kể từ tháng 6/2020 và giảm hơn 40% kể từ tháng 12/2021. 

Ngoài ra, phần lớn các mặt hàng khác trên Sở LME cũng nhận được sức mua lớn trong phiên hôm qua.

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g

Bài viết liên quan

Trả lời