Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, chính vì vậy nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của nước này chiếm tỷ trọng rất lớn trên toàn cầu. Mọi “nhất cử, nhất động” của Trung Quốc đều có thể ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa thế giới.
[Hữu ích cho nhà đầu tư]
> Giao dịch Spread – loại hình đầu tư hạn chế rủi ro
> Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 27/07/2021
> Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa
Dân số và lượng tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc
Theo số liệu từ Liên Hợp Quốc, Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới với số dân là 1.444.510.917 người (07/2021). Dân số Trung Quốc hiện chiếm 18,33% dân số toàn thế giới.
Trung Quốc cũng chính là quốc gia tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới. Đối với những thị trường như quặng sắt hay than đá thì vai trò của Trung Quốc có thể nói là khá lớn.
Ảnh hưởng của Trung Quốc đến thị trường hàng hóa thế giới
Các nhà phân tích cho biết ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 lần này đối với giá hàng hóa nghiêm trọng hơn nhiều so với dịch Viêm đường hô hấp cấp (SARS) trước đó – cũng bắt nguồn từ Trung Quốc và làm cho gần 800 người tử vong. Thị phần nhu cầu hàng hóa của Trung Quốc trên toàn cầu ở thời điểm hiện tại lớn hơn nhiều so với năm 2003, do đó ảnh hưởng tới thị trường hàng hóa thế giới cũng nhiều hơn.
Về mặt hàng nông sản
Có thể nói, Trung Quốc là một trong những quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi đại dịch Covid – 19 (Trung Quốc là quốc gia có số người thiệt mạng khá nhiều trong cơn đại dịch). Vẫn chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc còn phải gồng mình hứng chịu hậu quả thiên tai lũ lụt khiến cho sức mua của nước này bị giảm dẫn đến tình trạng các thương lái Trung Quốc giảm thu mua nông sản từ các nước lân cận.
Trung Quốc tập trung tăng cường nhập khẩu một số mặt hàng như thủy sản, rau quả và gạo vì những mặt hàng này nằm trong chiến lược tích trữ thực phẩm, nhu yếu phẩm để đối phó dịch bệnh, mưa lũ ở Trung Quốc.
Mặt khác, kể từ năm 2020, Chính phủ Trung Quốc đã chủ động khuyến khích chăn nuôi lợn. Điều này dẫn tới tăng nhu cầu đối với thức ăn chăn nuôi như ngô và đậu tương. Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu đậu tương và ngô lớn nhất thế giới. Công suất chế biến sâu của Trung Quốc đối với các sản phẩm ngô tăng từ 76 triệu tấn năm 2017 lên 113 triệu tấn năm 2019.
Theo dữ liệu hải quan, Trung Quốc đã nhập khẩu tổng cộng hơn 129,2 triệu tấn ngũ cốc trong 11 tháng đầu năm 2020. Tăng 29,6% về lượng so với cùng kỳ năm 2019. Hơn 14,06 triệu tấn ngũ cốc được nhập khẩu trong tháng 11. Với nhập khẩu đậu tương chủ yếu từ Mỹ tăng 17,5% và nhập khẩu ngô tăng tới 122,8%.
Do Trung Quốc nhập khẩu ngày càng nhiều ngũ cốc từ thị trường quốc tế. Giá ngũ cốc cũng chạm những mức cao kỷ lục. Theo dữ liệu từ FAO, giá các loại thực phẩm thiết yếu trên toàn cầu tăng cao liên tiếp, chạm mức cao nhất kể từ tháng 12/2014.
Đối với mặt hàng nguyên liệu công nghiệp
Số lượng bông sợi cũng như các nguyên liệu dệt may khác được Trung Quốc nhập khẩu ngày càng tăng (hơn 570.000 tấn nhập khẩu từ Việt Nam). Trước kia đây là các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc.
Một số nguyên nhân dẫn đến nhu cầu đối với nguyên liệu dệt may của Trung Quốc gia tăng:
- Trung Quốc lo ngại về tác động kéo dài của đại dịch Covid – 19 và biến đổi khí hậu gây lũ lụt nghiêm trọng tại quốc gia này.
- Căng thẳng với Mỹ về khả năng tiếp cận với các loại hàng hóa mà Trung Quốc vẫn đang phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài.
- Quốc gia này muốn giữ trữ hàng hóa số lượng lớn để tránh tình trạng thiếu hụt có thể gây bất mãn trong nước.
Về mặt hàng kim loại
Trong giai đoạn vừa qua, các hoạt động sản xuất tại Trung Quốc bị đình trệ vì dịch Covid-19, khiến giá các kim loại trên thị trường quốc tế giảm mạnh, mất hơn 20% giá, do giới đầu tư lo ngại nhu cầu sử dụng kim loại của Trung Quốc sẽ giảm xuống.
Hiện nay, với chính sách kích thích tăng trưởng, trọng tâm là đẩy mạnh hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc đã khiến nhu cầu sử dụng quặng sắt của nước này tăng cao, chiếm đến 70% tổng lượng quặng sắt giao dịch trên toàn cầu; nhu cầu sử dụng kim loại đồng của nước này cũng chiếm đến 50% tổng nhu cầu toàn cầu. Trong năm 2019, sản lượng thép của Trung Quốc chiếm 56% tổng sản lượng thép toàn cầu.
Do đó việc Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ giúp gia tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm thép cũng như các kim loại màu, bao gồm đồng; tạo hiệu ứng tích cực lên giá quặng sắt và giá đồng.
Về mặt hàng năng lượng
Để phục hồi nền kinh tế hậu đại dịch Covid-19s, chính phủ Trung Quốc đã tích cực bơm thêm tín dụng cũng như kích thích một số lĩnh vực như xây dựng và bất động sản. Nhu cầu nguyên liệu thô của thị trường tỷ dân từ đó gia tăng đột biến.
Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2021, Trung Quốc – thị trường nhập khẩu dầu lớn nhất của Iran, đã chi 150 tỷ USD nhập khẩu dầu thô, quặng sắt và đồng. Do nhu cầu và giá hàng hóa cùng tăng cao, kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm nay cao hơn cùng kỳ năm ngoái 36 tỷ USD.
Kết luận
Trung Quốc là thị trường hàng đầu trên thế giới về nhập khẩu các loại hàng hóa như ngô, đậu tương, dầu thô, quặng sắt,… nên nhu cầu từ quốc gia này có sự ảnh hưởng rất lớn đến giá hàng hóa. Đây là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra tác động đến diễn biến của thị trường hàng hóa, nhà đầu tư nên theo dõi sát sao trong quá trình phân tích cơ bản về giao dịch.
Hoàng Nhàn.
Tìm hiểu và nhận tư vấn về giao dịch hàng hóa vui lòng liên hệ hotline: 024.3552.7979.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ (84) 024.3552.7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.