TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Triển vọng thị trường kim loại tiêu cực

Triển vọng thị trường kim loại tiêu cực

Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất trong tuần vừa qua khiến USD và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm lên cao tạo ra nhiều tác động đến thị trường kim loại.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 09/05/2022

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Triển vọng thị trường kim loại tiêu cực

Các mặt hàng kim loại quý phần lớn hiện đang chịu sức ép đến từ đồng USD, nhất là sau khi Fed công bố tiến trình tăng lãi suất trong quý II, cùng với kế hoạch cắt giảm bảng cân đối kế toán lên tới 500 tỷ USD trong cuộc họp tháng 5 vừa qua. Việc Fed có các động thái rõ ràng để kìm hãm lạm phát đã làm cho vai trò trú ẩn của nhóm kim loại quý suy yếu trước đồng bạc xanh và khiến cho sức ép bán đối với các mặt hàng đều tăng.

Triển vọng trong thời gian tới của nhóm kim loại quý cũng trở nên khá tiêu cực bởi nếu xét tới vai trò đầu tư, mức lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm ngày một tăng đang trở nên hấp dẫn hơn so với việc nắm giữ tài sản không sinh lời như bạc hay bạch kim.

Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng đóng cửa tuần trong sắc đỏ tuần thứ 3 liên tiếp và giảm về mức thấp nhất kể từ tháng 12/2021. Giá quặng sắt cũng lao dốc hơn 6% về dưới 140 USD/tấn. Cả hai mặt hàng đều chịu sức ép rất lớn từ cả các tin tức tiêu cực của Mỹ và Trung Quốc. Hiện các hoạt động sản xuất công nghiệp ở nhà tiêu thụ số một thế giới đều đang bị đình trệ, khiến cho nhu cầu tiêu thụ đồng và quặng sắt giảm mạnh.

Trung Quốc tăng cường ứng phó chính sách Covid-19 cứng rắn đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, khiến các thương nhân thận trọng hơn. Hoạt động nhà máy tại Trung Quốc trong tháng 4/2022 giảm mạnh nhất trong 26 tháng, cùng với đó là hoạt động sản xuất tại Mỹ và khu vực euro zone cũng giảm.

Mức tồn kho đồng trên Sở Thượng Hải hiện đã giảm về dưới 20.000 tấn, mức thấp nhất trong vòng 5 năm. Đáng chú ý, Trung Quốc thường tích luỹ đồng vào giai đoạn đầu năm, nhưng điều này không diễn ra trong năm nay, cho thấy nhu cầu tiêu thụ khó có thể phục hồi mạnh mẽ trong phần còn lại của năm. Việc Bắc Kinh vẫn chưa có động thái rõ ràng để hỗ trợ nền kinh tế ngoài các cam kết bằng lời nói cũng khiến cho sức mua chưa quay lại với cả thị trường đồng và quặng sắt.

Giá nhôm cũng giảm xuống mức thấp nhất 4 tháng, do lo ngại nhu cầu khi hoạt động sản xuất chậm lại, đặc biệt tại Trung Quốc – nước tiêu thụ hàng đầu thế giới.

Bên cạnh đó, giá các mặt hàng kim loại cơ bản cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực đến từ việc đồng USD tăng giá, khiến cho chi phí nắm giữ cũng như đầu tư cao hơn. Nhu cầu tiêu thụ ở khu vực Châu Mỹ và Châu Âu cũng đang có nguy cơ giảm do tình hình lạm phát cản trở tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Canada hay khối Liên minh Châu Âu.

Các nhà đầu tư đang rất lo ngại về khả năng tăng trưởng của nền kinh tế, đồng thời cũng chính là khả năng tăng trưởng của các doanh nghiệp.

Trong tuần này, các nhà đầu tư sẽ cần lưu ý tới một loạt số liệu kinh tế quan trọng của Mỹ và Trung Quốc bao gồm các chỉ số lạm phát (CPI, PPI) và các dữ liệu xuất nhập khẩu.

Theo MXV.

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g

Bài viết liên quan

Trả lời