Dòng tiền của giới đầu cơ đã quay trở lại với thị trường cà phê khi giá đã tăng phiên thứ 3 liên tiếp ở cả hai sàn giao dịch lớn.
[Hữu ích cho nhà đầu tư]
> Giao dịch Spread – loại hình đầu tư hạn chế rủi ro
> Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 23/08/2021
> Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa
Giá cà phê thế giới trên hai sàn giao dịch London và New York tiếp nối đà hồi phục với các mức tăng mạnh. Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/08, giá Robusta trên Sở London tăng 3% lên mức 1971 USD/tấn và giá cà phê Arabica trên Sở NewYork tăng thêm 2,1% lên mức 4095 USD/tấn.
Thị trường thể hiện trạng thái tích cực ngay khi vừa có tin Hạ viện Mỹ thông qua gói ngân sách 3,5 ngàn tỷ USD.
Đây là phiên tăng thứ 3 liên tiếp của giá cà phê thế giới qua đó giúp giá cà phê tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ đồng loạt tăng mạnh trong sáng nay.
Giá cà phê nhân xô giao dịch trong nước hiện đã vượt mốc 39000 đồng/kg, tăng từ 300 – 400 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá cà phê Robusta xuất khẩu tại Việt Nam theo giá FOB Thành phố Hồ Chính Minh đang là 1950 USD/tấn.
Thị trường cà phê đang được hỗ trợ bởi tiến độ thu hoạch chậm tại Brazil và lo ngại về tình hình giãn cách xã hội ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam và Indonesia sẽ ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng cà phê trong trung và dài hạn.
Giới đầu tư Robusta vẫn lo ngại về hình hình ở Việt Nam sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tiêu thụ cà phê trên toàn cầu, khiến cho giá Robusta bật tăng lên mức cao nhất trong vòng gần 1 tháng. Đáng chú ý, đà tăng lần này của giá Robusta không bị đầu cơ quá nóng và có phần bền vững hơn so với đà tăng trước đó, khi mà giá cà phê trên sở ICE EU chỉ được kéo theo sau khi giá Arabica đã tăng mạnh.
Trên sở ICE US trong phiên hôm qua, giá Arabica cuối cùng cũng bứt phá ra khỏi khu vực đi ngang đã tích lũy trong hơn một tuần. Dường như các tin tức về lượng mưa vẫn chưa phải yếu tố đủ mạnh để các nhà đầu tư bán ra trong bối cảnh thị trường ở trong xu hướng tăng, nhất là sau khi công ty Khí tượng Somar báo cáo rằng lượng mưa trong tuần qua ở Minas Gerais ở mức 2.4mm, chỉ bằng 24% so với mức trung bình trong lịch sử.
Cà phê Việt đứng trước nguy cơ mất thị phần do chi phí logistics tăng cao
Chi phí vận chuyển tăng cao, đặc biệt là các tuyến đi Mỹ và châu Âu đã ảnh hưởng lớn đối với cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2020, cước vận chuyển đi EU thường ổn định ở mức 800-1.200 USD cho 1 container 40 feet, nhưng ở thời điểm hiện tại, cước đã tăng trên 11.000 USD (tương đương tăng 12-13 lần). Cước vận chuyển đi Mỹ từ 2.000-3.000 USD cho 1 container 40 feet từ đầu năm 2020 đến nay tăng lên 13.500 USD (tương đương tăng 5-6 lần).
Hiện nhu cầu cà phê toàn cầu vẫn duy trì ở mức cao bất chấp giá tăng mạnh. Trong khi đó, giá cước vận tải từ Brazil tới Mỹ chỉ khoảng 4.000 USD/container tăng từ khoảng 1.500 USD – 2.000 USD/container trước đại dịch. Điều này làm khó cho cà phê của Việt Nam khi phải cạnh tranh với các sản phẩm của Brazil hay các nước Nam Mỹ khác.
Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g