Cùng là hình thức đầu tư vào các sản phẩm là hàng hóa, nhưng giữa thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh và hàng hóa cơ sở cũng có sự khác nhau về cách thức, cơ chế và các ưu nhược điểm riêng của mỗi loại hình.
[Hữu ích cho nhà đầu tư]
> Giao dịch Spread – loại hình đầu tư hạn chế rủi ro
> Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 19/08/2021
> Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa
Phân biệt sự khác nhau giữa thị trường hàng hóa phái sinh và hàng hóa cơ sở:
Về hình thức giao dịch
Sự khác biệt giữa giao dịch trong ngày trên thị trường cơ sở và thị trường phái sinh trước hết là ở hình thức giao dịch. Trên thị trường cơ sở, hàng hoá giao dịch là các sản phẩm thật, hàng hóa vật chất lưu thông trên thị trường bằng nhiều hình thức.
Trong khi đó, thị trường hàng hóa phái sinh là giao dịch các sản phẩm hợp đồng tương lai, quyền chọn hay hợp đồng kỳ hạn được thiết kế dựa trên các hàng hoá thị trường cơ sở, mục đích nhằm kiếm lợi nhuận hoặc bảo hiểm giá, có thể giao nhận vật chất hoặc không.
Khác với thị trường cơ sở, giao dịch trên thị trường phái sinh là giao dịch các loại hợp đồng, một dạng giao kết thực hiện nghĩa vụ của người mua và người bán với nhau trong tương lai theo các điều khoản đã được xác định trước. Thế nên người bán không nhất thiết phải nắm giữ các sản phẩm cơ sở ngay khi thực hiện giao dịch và người mua cũng không phải nộp đủ tiền để thanh toán cho giao dịch của mình ngay, mà hai bên chỉ phải thực hiện ký quỹ tài sản (bằng tiền hoặc chứng khoán) để đảm bảo cho việc thực hiện cam kết của mình trong tương lai khi hợp đồng đến hạn.
Về thời gian giao dịch
Thông thường, thanh toán giao dịch trên thị trường cơ sở sẽ được thực hiện theo cam kết của các bên khi thực hiện mua/bán. Còn đối với thị trường phái sinh, các nhà đầu tư có thể giao dịch và tất toán luôn trong ngày với khung giờ giao dịch các sản phẩm linh hoạt. Các loại hợp đồng giao dịch có nhiều mốc kỳ hạn, thời gian thực hiện hợp đồng có thể kéo dài từ 1, 3, 6 hoặc 9 tháng.
Về mức ký quỹ
Giá cả trên thị trường cơ sở là căn cứ cho việc thiết lập giá trên thị trường phái sinh. Tuy nhiên, giá giao dịch trên thị trường phái sinh có nhiều biến động hơn thị trường cơ sở. Chính vì vậy, mức ký quỹ cho thị trường phái sinh thường xuyên thay đổi tùy thuộc theo độ biến động giá của thị trường, tính thanh khoản và quy mô giao dịch…
PHÂN BIỆT THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH HÀNG HÓA CƠ SỞ VÀ HÀNG HÓA PHÁI SINH
Thị trường cơ sở | Thị trường phái sinh |
Là các giao dịch mua/bán, trao đổi hàng hóa vật chất thông thường dành cho mọi đối tượng. | Là giao dịch các hợp đồng hàng hóa bằng hình thức trực tuyến với bảng giá điện tử. Phái sinh tiếp cận tới mọi đối tượng mong muốn giao dịch trên toàn cầu: Những nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro, nhà đầu cơ và nhà kinh doanh chênh lệch giá. |
Hàng hóa giao dịch với giá được niêm yết ở thời điểm hiện tại trên thị trường – “tiền tươi – thóc thật”. | Chọn mức giá mong muốn ở thời điểm hiện tại, giao nhận tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng hoặc tất toán vào thời điểm mong muốn khi được giá.Sử dụng đòn bẩy tài chính lớn, khi tham gia giao dịch phái sinh nhà đầu tư chỉ phải bỏ ra 1/10 (ký quỹ) giá trị của hợp đồng. |
“Tiền trao, cháo múc” | Tại Việt Nam, hình thức giao nhận vật chất chưa được triển khai. Các nhà đầu tư chủ yếu tham gia giao dịch nhằm kiếm lời dựa trên sự chênh lệch giá của việc mua/bán các hợp đồng.Giao dịch linh hoạt theo khung thời gian của các Sở giao dịch thế giới, có thể thực hiện bán khống (Mở vị thế bán), giao dịch T+0 chốt lãi/chốt lỗ ngay trong ngày. |
Sản phẩm đa dạng hơn so với thị trường phái sinh. | Các sản phẩm phải được cấp phép niêm yết trên các Sở giao dịch. Hiện thị trường Việt Nam được Bộ Công Thương cấp phép giao dịch 29 sản phẩm thông qua Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam, liên thông với các Sở trên thế giới. |
Tìm hiểu và nhận tư vấn về giao dịch hàng hóa vui lòng liên hệ hotline: 024.3552.7979.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g