TIN NỔI BẬT, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Nhu cầu Trung Quốc suy yếu, đà giảm của Quặng sắt vẫn chưa dừng lại

Phải chăng mức giá quặng sắt khoảng 100 USD/tấn là không hợp lý?

Nhu cầu quặng sắt của Trung Quốc đang bị suy yếu bởi chính sách siết chặt sản lượng thép, lo ngại về tác động của đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất kể từ đầu năm ngoái, áp lực lạm phát và tăng trưởng ngành công nghiệp chậm trong giai đoạn phục hồi kinh tế.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Giao dịch Spread – loại hình đầu tư hạn chế rủi ro

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 09/08/2021

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Nhu cầu Trung Quốc suy yếu, đà giảm của Quặng sắt vẫn chưa dừng lại

Kết phúc phiên giao dịch ngày 10/08, giá quặng sắt trên sàn SGX tiếp tục suy yếu còn 159.9 USD/tấn về mức thấp nhất trong 2 tháng. Đồng thời, quặng sắt Đại Liên giảm phiên thứ 5 liên tiếp xuống mức thấp nhất trong hơn 4 tháng do lo ngại về nhu cầu suy yếu của Trung Quốc.

Giá quặng sắt sụt giảm từ mức đỉnh hồi tháng 5, áp lực bởi động thái giảm sản lượng thép của Trung Quốc.

Chính sách siết chặt sản lượng thép khiến nhập khẩu quặng giảm mạnh. Dữ liệu mới nhất của Trung Quốc cho thấy nhập khẩu quặng sắt giảm xuống mức 88,5 triệu tấn trong tháng 7, giảm khoảng 1 triệu tấn so với tháng 6. Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, con số này giảm khoảng 21%.

Lượng nhập khẩu quặng sắt của nước này đã giảm dần kể từ tháng 3, một phần do nguồn cung ở nước ngoài hạn chế. Giới phân tích cho rằng dữ liệu mới nhất là một dấu hiệu cho thấy các chính sách của chính phủ nhắm tới việc giảm sản lượng thép để đáp ứng các mục tiêu phát thải carbon.

Ngoài ra, nhu cầu quặng sắt của Trung Quốc cũng đang bị che lấp bởi lo ngại về tác động của đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất kể từ đầu năm ngoái, áp lực lạm phát và tăng trưởng ngành công nghiệp chậm trong giai đoạn phục hồi kinh tế.

Ngành thép của thế giới sẽ cần ưu tiên loại bỏ carbon để đáp ứng mục tiêu đầy thách thức là giảm 75% lượng khí thải carbon để giữ nhiệt độ nóng lên toàn cầu trong 20C.

Yếu tố tâm lý của nhà đầu tư cũng ảnh hưởng đến giá quặng sắt, sau khi Trung Quốc công bố dữ liệu cho thấy xuất khẩu bất ngờ tăng chậm lại trong tháng 7 do ảnh hưởng từ đợt bùng phát dịch Covid-19 tồi tệ nhất kể từ đầu năm ngoái, với số ca nhiễm COVID-19 tăng nhanh ở hàng chục thành phố của nước này. Các nhà đầu tư lo ngại không biết Trung Quốc sẽ cần bao lâu thời gian để kiểm soát được đại dịch bùng phát lần này, đồng thời khôi phục lại hoạt động đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa, dịch vụ. Điều đó đang gây áp lực lên lạm phát, và làm cho hoạt động sản xuất bị chậm lại, cản trở đà hồi phục kinh tế.

Nhu cầu quặng sắt của Trung Quốc giảm đúng lúc xuất khẩu từ Australia và Brazil đang tăng lên. Trung Quốc đã phát đi tín hiệu rằng họ muốn hạ nhiệt giá quặng đồng thời tìm nguồn cung mới, giảm sự phụ thuộc vào Australia.

Bất kỳ sự thay đổi cơ cấu nào liên quan đến nhu cầu mạnh mẽ của Trung Quốc đối với quặng sắt đều là tin xấu đối với những hãng khai thác quặng khổng lồ của Australia. Tuy nhiên, nhập khẩu hàng hóa Australia vào Trung Quốc 7 tháng đầu năm nay vẫn cao kỷ lục, tăng 37,4% tính theo USD, bất chấp những hạn chế của Bắc Kinh đối với những mặt hàng như rượu vang, thịt bò và lúa mạch, chủ yếu do giá quặng sắt đầu năm tăng cao.

Có nhiều khả năng nhu cầu quặng sắt của Trung Quốc – nơi chiếm hơn một nửa sản lượng thép thế giới – sẽ còn vẫn yếu sau năm 2021, bởi nước này cần tiếp tục kiểm soát sản lượng thép sau đó, cho đến khi tổ chức Thế vận hội Olympic Bắc Kinh mùa đông, vào tháng Hai.

Mặc dù liên tiếp giảm gần đây, song giá sắt thép hiện vẫn cao hơn đáng kể so với đầu năm 2021, theo đó quặng sắt cao hơn khoảng 12%.

Chuyên gia phân tích Yingke Zhou đến từ Ngân hàng Barclays cho rằng, những biến động tiêu cực ở các mặt hàng chính dấy lên những nghi ngại về sự phục hồi bền vững của việc đầu tư cơ sở hạ tầng.

Hai tuần qua đã có nhiều thông điệp trái chiều từ Trung Quốc về kế hoạch cắt giảm sản lượng thép. Hiệp hội Quặng sắt (CISA) cho rằng các nhà máy thép đã giảm công suất và sản lượng thép sẽ được hạn chế vào nửa cuối năm nay. Trong khi đó, cơ quan này bày tỏ không muốn ngành thép siết quá mạnh sản lượng.

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g

Bài viết liên quan

Trả lời