Giá cà phê arabica chạm mức cao nhất 4,5 năm sau đó quay đầu giảm. Hoạt động kinh doanh cà phê ở Colombia – nước sản xuất và xuất khẩu cà phê arabica chế biến ướt lớn nhất thế giới, vẫn gặp khó do những cuộc biểu tình chống Chính phủ, gây ảnh hưởng đến giá cà phê trên sàn New York.
[Hữu ích cho nhà đầu tư]
> Muốn giao dịch hàng hóa thì phải làm như thế nào?
> Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 25/05/2021
> Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa
Trên thị trường cà phê thế giới, mở cửa phiên giao dịch ngày 28/05 hai loại cà phê có diễn biến trái chiều. Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 7/2021 trên sàn London tăng 0,93% lên 1.517 USD/tấn. Ngược lại, giá arabica kỳ hạn tháng 7 trên sàn New York giảm 2,22% xuống ở 155,35 US cent/lb.
Trong phiên ngày 27/05, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 có thời điểm đạt 1,572 USD/lb, cao nhất kể từ cuối năm 2016, do lo ngại về nguồn cung hạn hẹp khi người trồng cà phê ở Brazil vỡ nợ vì không đủ hàng trả cho các hợp đồng đã bán và do việc xuất khẩu ở Colombia bị chậm trễ.
Bloomberg đưa tin, nguồn cung cà phê niên vụ 2021/22 sẽ thiếu hụt khoảng 11,6 triệu bao do sản lượng của Brazil giảm. Trong đó, thế giới sẽ thiếu hụt 7,5 triệu bao cà phê arabica. Trong bối cảnh nguồn cung sụt giảm, người trồng cà phê Brazil đang cố gắng đàm phán lại các hợp đồng mua bán mà họ đã thỏa thuận từ trước đối với các nhà xuất khẩu và các thương lái với mức giá cao hơn, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ ngành này rơi vào tình trạng vỡ nợ.
Trong khi đó, hoạt động kinh doanh cà phê ở Colombia vẫn gặp khó do những cuộc biểu tình chống Chính phủ gây ảnh hưởng đến dòng chảy hàng hóa.
Colombia là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê arabica chế biến ướt lớn nhất thế giới, có ảnh hưởng lớn đến sàn New York. Theo Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế – Xã hội Quốc gia, Hiệp hội Cà phê Colombia báo sản lượng cà phê năm 2021 ổn định ở mức 840.000 tấn, trong đó 6 tháng đầu niên vụ (đến hết 03/2021) đạt khoảng 450.000 tấn, tăng 2,3% so với cùng kỳ 2020. Trong nửa đầu niên vụ cà phê 2020/21, xuất khẩu cà phê arabica của Colombia cũng tăng 2,6% so với cùng kỳ niên vụ trước lên 7,75 triệu bao trong khi xuất khẩu cà phê robusta lại giảm 3,5% so với cùng kỳ niên vụ trước, xuống 23,59 triệu bao.
Tại Châu Á, hoạt động giao dịch cà phê ở Indonesia thưa thớt sau kỳ nghỉ lễ, trong khi thời tiết ở Việt Nam thuận lợi cho ngành trồng cà phê, nhưng hoạt động giao dịch cũng chậm vì nguồn cung khan hiếm.
Các thương lái địa phương cho biết giá cà phê robusta Sumtran của Indonesia không thay đổi do nhu cầu giảm. Mức cộng giá cà phê Indonesia kỳ hạn giao tháng 7 và 8 hiện vào khoảng 110 – 120 USD/tấn.
Trong khi đó, các thương nhân ở Việt Nam chào giá cà phê robusta loại 2 (5% đen và vỡ) kỳ hạn tháng cộng 20 USD so với hợp đồng tham chiếu ở London (một tuần trước đây, mức cộng của hợp đồng kỳ hạn tháng 7 cũng là 20 USD/tấn).
Diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 tại Châu Á làm dấy lên lo ngại về khả năng các nước có thể kiểm soát dịch bệnh trong ngắn hạn.
Theo dõi thêm về các tin tức về thị trường hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: (84) 024.3552.7979.
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình.
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa.
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.