Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) chính thức được Ngân hàng Nhà Nước chấp thuận bổ sung nội dung hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa Vietcombank có hiệu lực từ ngày 25/11/2019.
[Có thể bạn nên đọc]
- Cơ hội “vàng” cho doanh nghiệp mở rộng thị trường hàng hóa trong nước là gì?
- Giao dịch hàng hóa phái sinh nước ta hiện nay
- Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên Trung Quốc tham vọng đưa lợn lên sàn
Các hình thức cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa Vietcombank
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Vietcombank sẽ thực hiện một trong các hình thức dưới đây:
- Giao kết và thực hiện hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hàng hóa với khách hàng trên thị trường không tập trung nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro giá cả hàng hóa cho khách hàng.
- Thực hiện giao dịch đối ứng với đối tác nước ngoài để cân bằng rủi ro từ hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa đã giao kết và thực hiện với khách hàng
- Giao kết và thực hiện hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa với khách hàng.
Hàng hóa cơ sở trong giao dịch phái sinh giá cả hàng hóa
Hàng hóa giao dịch phái sinh giá cả hàng hóa Vietcombank khá đa dạng và phong phú, bao gồm các mặt hàng như sau:
– Nông sản: Ngô, lúa mì, đậu tương,…
– Nguyên liệu công nghiệp: Cao su, cà phê, đường,…
– Kim loại: Bạc, đồng, quặng sắt,…
– Năng lượng: Dầu thô WTI, khí gas tự nhiên, Xăng RBOB…
Trừ hàng hóa cơ sở là vàng và các hàng hóa cấm kinh doanh và cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định hiện hành của pháp luật.
Lợi ích của sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa Vietcombank?
Theo thông tư 40/2016/TT-NHNN, các sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa là công cụ tài chính được ngân hàng thương mại cung ứng cho khách hàng nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro giá cả hàng hóa. Bao gồm các công cụ giao dịch kỳ hạn (Forward), hoán đổi (Swaps), quyền chọn (Options) và tương lai (Futures).
Chia sẻ những lợi ích mà ngân hàng thương mại thu được khi thực hiện công cụ phái sinh, Ths. Nguyễn Quang Minh (Vietcombank) cho biết: Thực ra, mục đích của ngân hàng thương mại khi tham gia công cụ phái sinh là để bảo hiểm rủi ro giao dịch tài chính cho cả ngân hàng và khách hàng. Trong quá trình hoạt động, nếu có sinh lời thì bản chất vẫn là phòng ngừa rủi ro để tối đa hóa lợi nhuận.
Đối với các dự án đầu tư với số vốn lớn đều vay hay mua chịu một lượng lớn hàng hóa nước ngoài bằng USD. Nếu các doanh nghiệp sử dụng hoán đổi lãi suất (Swaps) sẽ giúp tránh được thiệt hại về sự biến động khó lường của thị trường tiền tệ.
Ngay cả như quỹ dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước, tương đương với lượng ngoại tệ của vài chục tuần nhập khẩu cũng đang tồn tại như một thứ “quỹ chết trong ao tù”, mặc dù lượng dự trữ tăng lên và đồng USD đang yếu đi từng ngày. Giá như có một cơ chế rõ ràng, cho phép sử dụng quỹ này thích ứng với các công cụ phái sinh thì đồng vốn sẽ được sinh lời thay vì nằm im trong két sắt.
Trên đây là những lợi ích khi giao dịch phái sinh giá cả hàng hóa Vietcombank để các nhà đầu tư tham khảo. Hiện nay, có rất nhiều đơn vị giao dịch hàng hóa khác tại Việt Nam như FINVEST, Gia Cát Lợi, Sàn 24h,…mà bạn cũng có thể lựa chọn đầu tư và tin tưởng. Chúc các nhà đầu tư thành công!
Tìm thêm về cách thức tham gia đầu tư phái sinh hàng hóa tại Công ty TNHH Đầu tư Quốc tế Hữu Nghị.
Hotline thông tin tư vấn hưởng giá dịch vụ ưu đãi: 024.3552.7979.
Mở tài khoản miễn phí: Tại đây.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ (84) 024.3552.7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt