Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua, bán hàng hóa hoặc dich vụ giữa những người bán và người mua. Theo đó, thị trường hàng hóa được định nghĩa là thị trường hàng nông sản, thị trường vật liệu xây dựng… Vậy khái niệm và vai trò của thị trường hàng hóa là gì? Hãy cùng FINVEST tìm hiểu trong bài viết nhé!
[Có thể bạn nên đọc]
- Phái sinh hàng hóa: Lựa chọn đầu tư tiềm năng
- Các khái niệm cần biết khi giao dịch hàng hóa phái sinh
- Sức hút từ thị trường năng lượng ở Việt Nam
Khái niệm thị trường hàng hóa là gì?
Thị trường hàng hóa là thị trường bao gồm các mặt hàng chủ đạo như hàng điện máy, thị trường hàng nông sản, thị trường vật tư nông nghiệp, thị trường vật liệu xây dựng…
Thực chất, thị trường hàng hóa (tiếng Anh: Commodity Market) là một thị trường vật lí hoặc thị trường ảo để mua, bán và kinh doanh sản phẩm thô như dầu, vàng hoặc cà phê.
Các chức năng của thị trường đối với nền kinh tế quốc dân
1- Chức năng thừa nhận
Mọi hàng hóa đều phải thông qua chức năng thừa nhận của thị trường, của khách hàng, của doanh nghiệp.
Nếu hàng hóa bán được, tức là được thị trường thừa nhận thì các doanh nghiệp mới thu hồi được vốn và có lợi nhuận.
Ngược lại, nếu hàng hóa bán nhưng không có ai mua, tức là không được thị trường thừa nhận, sẽ bị lỗ hoặc thậm chí ngừng hoạt động.
Để được thị trường thừa nhận, các doanh nghiệp cần nghiên cứu hàng hóa phù hợp với nhu cầu của khách hàng, cụ thể là số lượng, chất lượng, loại cỡ, màu sắc, giá cả,…
2- Chức năng thực hiện
Hàng hóa và dịch vụ được thực hiện dựa trên nguyên tắc giá trị trao đổi: bằng tiền hoặc bằng hàng, bằng các chứng từ có giá trị khác.
Người bán hàng cần tiền, còn người mua cần hàng, giao dịch được xác định bằng giá hàng. Hàng hóa bán được, tức là có sự dịch chuyển hàng hóa từ người bán sang người mua.
3- Chức năng điều tiết và kích thích
Thị trường điều tiết và kích thích sản xuất và kinh doanh phát triển hoặc ngược lại thông qua hành vi trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
Đối với các doanh nghiệp, hàng hóa bán hết sẽ thúc đẩy thu mua hàng hóa và kích thích hoạt động mua bán phát triển mạnh nhằm cung ứng cho người tiêu dùng.
Ngược lại, nếu hàng hóa không bán được, các doanh nghiệp phải tìm kiếm khách hàng, thị trường mới hoặc chuyển hướng kinh doanh mặt hàng khác.
Chức năng này giúp điều tiết sự gia nhập hoặc rút khỏi ngành của các doanh nghiệp, đồng thời điều chỉnh theo hướng đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh có lợi nhuận, chất lượng cao và bán được khối lượng lớn.
4- Chức năng thông tin
Việc nghiên cứu thị trường và tìm kiếm các thông tin thực sẽ đưa đến thành công cũng như thất bại của một doanh nghiệp.
Những thông tin kinh tế quan trọng về nguồn cung ứng hàng hóa, nhu cầu sử dụng hàng hóa của người tiêu dùng được thể hiện qua chức năng thông tin giúp nhà sản xuất đưa ra quyết định đúng đắn trong kinh doanh.
Vai trò của thị trường hàng hóa như thế nào?
Đối với nền kinh tế thị trường, thị trường hàng hóa là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán giữa người mua, người bán và người trung gian. Do đó, nó có tác động to lớn đến quá trình sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Cụ thể, vai trò của thị trường hàng hóa có thể kể tới như sau:
Một là, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng sản phẩm giúp đảm bảo hàng hóa phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Hai là, thúc đẩy tiêu dùng bằng các sản phẩm mới đa dạng về mẫu mã, chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu hàng chất lượng cao, tiện ích sử dụng.
Ba là, dự trữ hàng hóa để đảm bảo phục vụ sản xuất và tiêu dùng một cách hiệu quả, kịp thời và cân bằng yếu tố cung cầu.
Bốn là, phát triển dịch vụ tiêu dùng để ổn định sản xuất, nâng cao đời sống của nhân dân tạo nên môi trường hiện đại, văn minh.
Trên đây là nội dung cơ bản về chức năng và vai trò của thị trường hàng hóa đối với nền kinh tế quốc dân. Hy vọng những kiến thức trên đã giúp nhà đầu tư nhận định hướng đi và chiến lược đầu tư thành công!