Việc niêm yết sàn ngoại đang trở thành đích đến của nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam bởi những cơ hội to lớn mà nó mang lại. Trong đó, Sở Giao dịch Hàng hóa Singapore (SGX) được xem là nơi huy động vốn thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Châu Á với thời gian tiếp cận nhanh hơn cũng như tiêu chuẩn niêm yết dễ dàng hơn.
Để niêm yết thành công trên sàn trên SGX, doanh nghiệp Việt Nam cần phải đáp ứng 10 điều kiện và 5 bước quan trọng dưới đây!
[Có thể bạn nên đọc]
- Phái sinh hàng hóa: Lựa chọn đầu tư tiềm năng
- Các khái niệm cần biết khi giao dịch hàng hóa phái sinh
- Sức hút từ thị trường năng lượng ở Việt Nam
Khái quát về Sở giao dịch hàng hóa Singapore
Sở giao dịch hàng hóa Singapore
Sàn giao dịch hàng hóa Singapore có tên gọi viết tắt là SGX, ra đời ngày 01/12/1999 được sáp nhập giữa thị trường chứng khoán Singapore và thị trường tiền tệ quốc tế Singapore.
Đây được xem là một trong những thị trường tích hợp giao dịch cả chứng khoán và các công cụ phái sinh đầu tiên tại Châu Á. Bên cạnh đó, tính thanh khoản cao nhất châu Á, với 46% tổng số vốn của các công ty nước ngoài niêm yết trên SGX.
SGX là một kênh huy động vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp trên thế giới, trong đó có cả doanh nghiệp Việt Nam. Sau đây là một vài điểm chính về SGX:
Cơ cấu tổ chức:
SGX bao gồm 2 sàn giao dịch: “Mainboard” (Sàn chính) và “Catalyst” (Sàn thứ cấp). Các doanh nghiệp niêm yết, kể cả doanh nghiệp nước ngoài đều có thể đăng ký trên cả hai sàn giao dịch này.
– Sàn Main Board: niêm yết và giao dịch chứng khoán trên SGX.
– Catalyst: huy động vốn hoặc là sàn giao dịch cho các công ty vừa và nhỏ.
Cơ cấu tổ chức:
Các giao dịch được điều hành bởi hệ thống SGX QUEST, được áp dụng cho cả giao dịch chứng khoán và giao dịch phái sinh.
10 điều kiện cho niêm yết hàng hóa trên sàn giao dịch SGX
Do có sự phân biệt về đối tượng doanh nghiệp đăng ký niêm yết, các điều kiện niêm yết cũng có sự khác biệt nhất định. Dưới đây là 10 điều kiện niêm yết cơ bản của sàn giao dịch SGX như sau:
10 điều kiện niêm yết cơ bản của sàn giao dịch SGX
-
Yêu cầu tài chính:
Lợi nhuận tích lũy trước thuế 3 năm gần nhất phải đạt tối thiểu 7.5 triệu đôla SGD (tương đương 122.24 tỷ đồng).
Lợi nhuận trước thuế mỗi năm phải đạt ít nhất 1 triệu SGD (16.29 tỷ đồng) hoặc lợi nhuận tích lũy trước thuế trong 1 hay 2 năm gần nhất phải đạt tối thiểu 10 triệu SGD.
-
Chuẩn mực báo cáo tài chính:
Tuân thủ các chuẩn mực kế toán của Singapore (SFRS), Mỹ (GAAP) và Quốc tế (IFRS).
Đối với kết quả kinh doanh hàng năm, công bố trong vòng 60 ngày kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán và BCTC năm phải được công bố trong vòng 4 tháng.
Kết quả kinh doanh hàng quý phải công bố trong vòng 45 ngày kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán và doanh nghiệp không cần phải công bố BCTC quý.
-
Kiểm soát tài sản:
Các công ty phải giữ nguyên hoạt động kinh doanh và cơ chế quản lý trong suốt giai đoạn kiểm tra lợi nhuận tương ứng.
-
Vốn hóa thị trường:
Vốn hóa thị trường tại thời điểm chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) phải đạt tối thiểu 80 triệu SGD (tương đương 1.3 ngàn tỷ đồng).
Doanh nghiệp phải có tình trạng tài chính lành mạnh và hoạt động kinh doanh phải đem lại luồng lưu chuyển tiền tệ dương.
-
Tỷ lệ khối lượng cổ phiếu tự do lưu hành:
Tối thiểu 25% cổ phần của doanh nghiệp phải được ít nhất 500 nhà đầu tư nắm giữ, vốn hóa thị trường lớn hơn 1 tỷ SGD thì số cổ phiếu do công chúng nắm giữ có thể hạ xuống còn 12%.
-
Quản trị doanh nghiệp:
Báo cáo quản trị doanh nghiệp trong báo cáo thường niên và tuân thủ tiêu chuẩn Quản trị Doanh nghiệp của Singapore.
-
Thành phần HĐQT:
Phải có ít nhất hai Ủy viên HĐQT độc lập là người cư trú tại Singapore.
-
Giải quyết mâu thuẫn về quyền lợi:
Doanh nghiệp phải giải quyết hoặc loại bỏ các tình huống mâu thuẫn trước khi niêm yết. SGX sẽ chấp nhận đề xuất hoặc loại bỏ các xung đột về quyền lợi trong một thời gian nhất định sau khi niêm yết.
-
Các loại phí niêm yết:
– Mức phí thấp nhất là 50,000 SGD và cao nhất là 200,000 SGD.
– Phí nộp hồ sơ xin niêm yết là 20,000 SGD và không hoàn lại.
– Mỗi năm, doanh nghiệp phải nộp tối thiểu 25,000 SGD và tối đa 100,000 SGD.
-
Niêm yết bổ sung:
Việc niêm yết bổ sung được thực hiện dưới 2 hình thức:
– Thỏa thuận (Mandate): tránh phải nộp hồ sơ xin phép.
– Phát hành quyền: cần phải có công văn đi kèm.
Quy trình IPO với 5 bước cơ bản trước khi lên sàn SGX Mainboard
Sau khi đáp ứng được 10 quy định quan trọng trên, các doanh nghiệp sẽ bắt đầu quá trình IPO trên sàn SGX Mainboard với 5 bước cụ thể dưới đây:
- Nộp hồ sơ IPO: các doanh nghiệp nộp hồ sơ lên SGX để xem xét trong vòng 8 đến 12 tuần.
- Cấp phép đủ điều kiện niêm yết (ETL): SGX sẽ cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp đủ điều kiện khi kết thúc quá trình xem xét.
- Nộp bản cáo bạch sơ bộ: doanh nghiệp nộp bản cáo bạch sơ bộ lên Ủy ban Tiền tệ Singapore (MAS) và MAS sẽ công bố bản cáo bạch này lên trang web của mình để nhà đầu tư có ý kiến. Dự kiến kéo dài trong khoảng 4 tuần.
- Đăng ký bản cáo bạch cuối cùng: doanh nghiệp đăng ký bản cáo bạch cuối cùng lên MAS và bắt đầu chào bán ra công chúng.
- Niêm yết trên SGX: niêm yết và giao dịch trên SGX.
Trên đây là 10 điều kiện niêm yết và 5 bước quan trọng trên sàn giao dịch Singapore (SGX) mà các doanh nghiệp cần nắm rõ. Để tham khảo thêm các nội dung hữu ích khác, mời bạn truy cập FINVEST để theo dõi và được hỗ trợ nhé!