TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Giá dầu có thể đạt 100 USD/thùng hay không? Các nhà giao dịch nên cảnh giác với điều gì?

Giá dầu có thể đạt 100 USD/thùng hay không

Một loạt rủi ro về nguồn cung khiến các nhà đầu tư dầu lo lắng. Giới phân tích dự báo giá dầu có thể vượt ngưỡng 100 USD/thùng vào cuối năm nay bởi sự siết chặt trên thị trường.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 16/10/2023

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Cách sử dụng các loại lệnh trong giao dịch hàng hóa

Giá dầu có thể đạt 100 USD/thùng hay không

Kết thúc tuần giao dịch ngày 13/10, giá dầu WTI kỳ hạn tháng 11 đã tăng gần 6% lên mức 87,69 USD/thùng. Dầu Brent tháng 12 chốt tuần với mức giá 90,89 USD/thùng, cao hơn 7,46% so với tuần trước đó.

Trong quý III/2023, giá dầu thế giới tăng gần 30% so với quý II. Vào đầu tháng 10/2023 giá dầu đã hạ nhiệt, tuy nhiên dầu lại nóng lên vào tuần trước do diễn biến căng thẳng trong cuộc xung đột giữa Israel và phiến quân Hamas, làm dấy lên lo ngại rằng nó có thể lan sang khu vực Trung Đông. Đây là trung tâm sản xuất và vận chuyển dầu lớn trên thế giới. 

Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao của Oanda cho biết: “Thị trường dầu mỏ rất nhạy cảm với những diễn biến trong cuộc chiến Israel – Hamas”. “Có những lo ngại rằng, ngay cả khi chúng ta thấy sản lượng của Mỹ đạt mức kỷ lục, chúng ta vẫn có thể thấy một cú sốc lớn đối với nguồn cung trong tương lai gần”.

“Cuộc xung đột ở Trung Đông đã khiến đã khiến các nhà đầu tư cảnh giác về một sự leo thang tiềm tàng có thể lôi kéo Iran vào, bởi Israel từ lâu đã cáo buộc Iran tham gia vào một hình thức chiến tranh ủy nhiệm”, nhà phân tích Edward Moya cho biết thêm.

Iran giữ vai trò là quốc gia sản xuất dầu lớn thứ 5 trên thế giới và kiểm soát eo biển Hormuz, nơi 1/5 lượng dầu thế giới được vận chuyển hàng ngày.

Các nhà phân tích cho biết, nếu xuất hiện mối liên hệ rõ ràng giữa cuộc chiến tranh với Iran, thì không thể loại trừ khả năng Mỹ sẽ can thiệp. Điều đó có thể sẽ đòi hỏi phải thực thi chặt chẽ hơn các biện pháp trừng phạt hiện có đối với hoạt động xuất khẩu dầu của Iran.

Theo Sophie Lund-Yates, nhà phân tích vốn cổ phần hàng Hargreaves Lansdown: “Những tình huống địa chính trị như hiện nay có thể thay đổi hướng đi trong thời gian ngắn và có khả năng làm rung chuyển thị trường cũng như giá năng lượng một cách nghiêm trọng. Các nhà đầu tư đang cảnh giác với những điều chưa biết”.

Mối lo ngại về nguồn cung dầu càng tăng thêm khi các tổ chức năng lượng lớn trên thế giới tiếp tục đưa ra dự báo về tình hình thâm hụt trên thị trường dầu giai đoạn cuối năm trong báo cáo tháng 10.

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) vẫn giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng nguồn cung toàn cầu trong 2023 là 1,5 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, IEA đã điều chỉnh tăng ước tính tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dầu thô trong năm 2023 thêm 100.000 thùng/ngày so với báo cáo tháng 9, lên mức 2,3 triệu thùng/ngày.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng ước tính thị trường sẽ thiếu đi gần 1,4 triệu thùng/ngày trong quý III và thâm hụt thị trường có thể lên đến 3 triệu thùng/ngày nếu sản lượng của nhóm được duy trì trong quý IV/2023.

Theo báo cáo Triển vọng năng lượng ngắn hạn (STEO) của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), thị trường dầu sẽ thâm hụt khoảng 580.000 thùng/ngày trong quý III và 240.000 thùng/ngày trong quý IV năm nay. EIA dự báo giá dầu Brent sẽ đạt trung bình 90,67 USD/thùng trong quý cuối năm, và sẽ phục hồi mạnh mẽ lên mức trung bình 94,67 USD/thùng trong năm 2024 dưới tác động đến từ yếu tố nguồn cung thu hẹp.

Một số Ngân hàng lớn trên thế giới bao gồm JP Morgan, Citigroup, ANZ… dự báo rằng giá dầu Brent có thể tiến tới mốc 100 USD/thùng trong bối cảnh nguồn cung thiếu hụt từ 1 đến 2 triệu thùng/ngày.

Tuy nhiên, việc giá dầu vượt mốc 100 USD/thùng sẽ đem lại nhiều rủi ro như: các nhà sản xuất ngoài OPEC tăng mạnh sản lượng nhằm hưởng mức lợi nhuận hấp dẫn; giá cao ảnh hưởng tới sức mua của người tiêu dùng; lạm phát toàn cầu sẽ tăng lên khi giá dầu càng cao…

phân tích trên thế giới vẫn dự báo vượt ngưỡng 100 USD/thùng vào cuối năm, bởi các “thủ lĩnh” OPEC kiên định siết chặt nguồn cung

Thực tế xu hướng tăng của giá dầu thế giới đã bắt đầu từ khoảng đầu tháng 7/2023, sau khi nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới là Saudi Arabia tự nguyện cắt giảm sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày, tương đương với 1% nhu cầu dầu toàn cầu. Bên cạnh đó, nước này vẫn tiếp tục thực hiện mức hạn ngạch hạn chế sản lượng theo tuyên bố chung của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC và đồng minh (OPEC+).

Đồng minh của nhóm OPEC+ là Nga cũng cắt giảm xuất khẩu 300.000 thùng dầu/ngày cho tới cuối năm nay, so với mức cơ sở trung bình tháng 5 và tháng 6. Trong tuần trước Mỹ đã lần đầu tiên áp đặt các biện pháp trừng phạt với chủ tàu chở dầu thô của Nga có giá cao hơn mức trần 60 USD/thùng của tổ chức G7.

Các nhà xuất khẩu lớn của OPEC+ hưởng lợi nhiều từ nguồn thu dầu mỏ, nên họ cần duy trì giá dầu ở mức cao trên 80 – 85 USD/thùng. Do đó, nhóm này nhiều khả năng vẫn giữ vững động thái siết chặt nguồn cung, và điều này khiến cho giá dầu còn dư địa tăng cao trong quý cuối năm.

Việc giá dầu chạm 100 USD vào cuối năm không phải là không có khả năng, nhưng đó là trong trường hợp các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ cho thấy đà tăng trưởng rất tích cực và nền kinh tế Trung Quốc phục hồi tốt hơn dự kiến.

Tổng hợp

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường

Bài viết liên quan