TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Sau khi giảm mua mạnh nhiên liệu từ Nga châu Âu sẽ phải phụ thuộc nhiều vào Mỹ

Sau khi giảm mua mạnh nhiên liệu từ Nga châu Âu sẽ phải phụ thuộc nhiều vào Mỹ

Châu Âu sẽ phải phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Mỹ trong vài thập kỷ nữa. Các mặt hàng từ khí đốt đến dầu thô của Mỹ sẽ “đắt hàng” hơn trong tương lai.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 25/09/2023

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Cách sử dụng các loại lệnh trong giao dịch hàng hóa

Sau khi giảm mua mạnh nhiên liệu từ Nga châu Âu sẽ phải phụ thuộc nhiều vào Mỹ

Ngày 25/9, Ditte Juul Jorgensen, Tổng Giám đốc năng lượng của Ủy ban châu Âu, nói với Financial Times rằng EU sẽ phải phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch như khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) hay dầu thô từ Mỹ trong vài thập kỷ nữa sau khi khối này quyết định giảm mạnh lượng mua từ Nga.

Những con tàu chở dầu cỡ lớn miệt mài đưa những chuyến hàng từ Mỹ sang Đức, Pháp và Italy – ba nền kinh tế lớn nhất trong Liên minh châu Âu (EU), cũng như sang Tây Ban Nha, quốc gia đã tăng 88% nhập khẩu dầu thô từ Mỹ trong thời gian nói trên.

Mỹ là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của châu Âu

Mỹ là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của châu Âu.

Trong khi đó, dữ liệu của Kpler cho thấy trong tháng 1, lượng dầu thô đi từ Bờ Vịnh Mexico của Mỹ tới châu Âu đạt 1,53 triệu thùng/ngày và trong những tháng gần đây, châu Âu đã vượt châu Á trở thành thị trường xuất khẩu dầu lớn hơn của Mỹ.

Brussels là một trong số ít nước thuộc khối Liên minh châu Âu đang đặt mục tiêu cải thiện an ninh năng lượng khi chuyển hướng khỏi các nguồn cung cấp năng lượng của Nga, nhưng đang cân bằng điều đó với các mục tiêu đầy tham vọng là cắt giảm hơn một nửa lượng khí thải carbon vào năm 2030. Ngoài ra, nước này còn đặt mục tiêu đạt được lượng khí thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050.

Mỹ được dự đoán là quốc gia đưa nhiều khí đốt ra thị trường hơn Úc và Qatar trong tương lai.

Mỹ được dự đoán là quốc gia đưa nhiều khí đốt ra thị trường hơn Úc và Qatar trong tương lai.

Theo các nhà phân tích được FT trích dẫn, các dự đoán của Jorgensen được kỳ vọng sẽ giúp “dọn đường phía trước” cho những người mua ở EU, những người đang do dự về việc có nên ký hợp đồng với các nhà cung cấp Mỹ sau năm 2030 hay không.

Fauzeya Rahman, nhà phân tích LNG tại công ty tư vấn ICIS, cho biết: “Đối với các nhà phát triển năng lượng xứ cờ hoa đang cố gắng sắp xếp các giao dịch, đó là một tín hiệu thực sự tích cực đối với họ”.

Các chuyến hàng LNG của Mỹ đến EU đã tăng hơn gấp đôi vào năm ngoái, tăng lên 56 tỷ mét khối (bcm) so với 22 bcm vào năm 2021. Trong khi đó, nguồn cung khí đốt tự nhiên của Nga chỉ chiếm 16% lượng khí đốt nhập khẩu của EU vào cuối năm 2022.

Năm 2021, khí đốt của Nga chiếm khoảng 45% lượng mua khí đốt của EU và chiếm gần 40% tổng lượng tiêu thụ của khối. Kể từ khi bắt đầu xung đột Ukraine, xuất khẩu khí đốt của Nga sang EU đã giảm mạnh do các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moscow.

Theo CafeF

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường