TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Đà giảm của giá cà phê kéo dài đến khi nào?

Sản lượng và nhu cầu đối với cà phê Robusta có xu hướng cao hơn Arabica

Đà giảm của giá cà phê thế giới kéo dài suốt 2 tháng qua là do nguồn cung cải thiện từ Brazil với những cơn mưa tiếp tục đổ xuống các vùng trồng cà phê lớn ở phía Nam bán cầu. Trong khi đó, lạm phát vẫn còn cao cùng với lãi suất tiền tệ tăng mạnh khiến mức tiêu thụ cà phê vẫn ở mức thấp cùng lúc gây áp lực lên giá.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 11/11/2022

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Tầm quan trọng của công cụ bảo hiểm giá

Đà giảm của giá cà phê Arabica kéo dài đến khi nào

Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/11, giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 12/2022 đóng cửa giảm 1,77% xuống 1,527 USD/lb, trước đó giá đã chạm mức thấp nhất 16 tháng tại 1,5405 USD. Trái lại, cà phê Robusta kỳ hạn tháng 1/2023 tăng 1,45% lên 1.818 USD/tấn.

Nguyên nhân khiến giá cà phê Robusta tăng còn cà phê Arabica vẫn giảm là do tồn kho trên sàn London đang giảm, trong khi tồn kho tại New York vẫn tăng.

Tính đến ngày 16/11/2022, dự trữ được ICE chứng nhận đã tăng lên mức 485.369 bao, cao hơn nhiều so với mức thấp nhất trong 23 năm là 382.695 bao được thiết lập hôm 3/11. Hiện có 577.099 bao cà phê đang chờ được phân loại.

Giá Arabica gặp áp lực khi nguồn cung tại Brazil thêm tích cực. Dự báo thời tiết trong 6-10 ngày tới cho thấy chuẩn bị có đợt mưa mới xuất hiện tại Minas Gerais, vùng trồng cà phê chính của Brazi, với lượng mưa thặng dự khoảng 40-100 mm so với mức bình thường. Điều này có thể cung cấp thêm độ ẩm cho đất để cây cà phê trong niên vụ tới phát triển tốt.

Thêm vào đó, đồng real của Brazil và đồng peso của Colombia suy yếu hiện nay cũng tiếp tục khuyến khích doanh số xuất khẩu.

Rabobank dự báo xuất khẩu cà phê trong năm tới của Brazil sẽ đạt khoảng 42-43 triệu bao, tăng so với mức 40 triệu bao của năm nay. Tiêu thụ nội địa của nước này dự kiến cũng sẽ tăng khoảng 500.000 bao, tương đương mức tăng trưởng khoảng 2%, theo Reuters.

Trong khi đó, đồng USD tăng giá, lạm phát và lãi suất cao hơn ở Mỹ và ở châu Âu đang làm gia tăng lo ngại về triển vọng tiêu thụ cà phê toàn cầu trong năm tới.

Còn tại Việt Nam, hiện nhiều tỉnh khu vực Tây Nguyên đang bước đợt thu hoạch và nguồn cung dồi dào hơn. Tuy nhiên, cà phê vụ mới bắt đầu ra thị trường chưa quá nhiều vì chúng đang trải qua quá trình sấy khô.

Nguồn cung tăng, trong khi xuất khẩu suy giảm càng tạo áp lực lên giá cà phê trong nước. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 10/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 79,83 nghìn tấn, trị giá 206,85 triệu USD, giảm 13,7% về lượng và giảm 8,5% về trị giá so với tháng 9. Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, con số này giảm 19,6% về lượng và giảm 4,8% về trị giá. Đây đồng thời là tháng thứ 3 liên tiếp ghi nhận lượng cà phê xuất khẩu giảm.

Lãi suất tăng cao, sức tiêu thụ giảm, trong khi các nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới đang hướng tới một vụ mùa kỷ lục trong năm 2023. Cục Xuất nhập khẩu dự báo giá cà phê thế giới tiếp tục chịu áp lực giảm giá.

Fitch Solutions cũng cho biết thị trường có thể giảm hơn nữa trong ngắn hạn do nhu cầu toàn cầu yếu và nguồn cung cải thiện ở Brazil, nước sản xuất hàng đầu.

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.

Bài viết liên quan

Trả lời