TIN NỔI BẬT, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Thị trường hàng hóa 18/11: Kim loại diễn biến trái chiều, đậu tương tạo đỉnh mới

Thị trường hàng hóa
Hoạt động bán chốt lời và một số yếu tố khác đẩy giá nhiều mặt hàng quan trọng giảm trong phiên vừa qua, mặc dù tâm lý thị trường vẫn lạc quan về những gói kích thích kinh tế mới mà các ngân hàng trung ương có thể tung ra để chống lại Covid-19.
Thị trường hàng hóa
Vàng giảm nhẹ do thông tin về vắc-xin chống Covid-19, nhóm kim loại diễn biến trái chiều

Giá vàng đi xuống trong do tác động từ những thông tin tích cực về vắc-xin chống Covid-10. Tuy nhiên, mức giảm được hạn chế bởi đồng USD yếu đi và lo ngại về số ca nhiễm dịch bệnh vẫn tiếp tục gia tăng.

Kết thúc phiên giao dịch 17/11, giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.884,91 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 12/2020 giảm 0,1% xuống 1.885,10 USD/ounce.

Các nhà đầu tư cho rằng, xu hướng dài hạn của giá vàng vẫn được hỗ trợ khi Mỹ và Châu Âu vẫn đang chật vật chống lại sự gia tăng của đại dịch.

Doanh số bán lẻ của Mỹ tháng 10/2020 tăng ít hơn so với dự kiến, và có thể tiếp tục chậm lại trong những tháng tiếp theo, do số ca nhiễm tăng và những chính sách hạn chế mới để chống dịch.

Đồng USD giảm 0,3% trong phiên này.

Hợp đồng bạc giao tháng 12 cũng giảm nhẹ 0,61% xuống còn 24,651 USD/ounce. khi các chỉ số công nghiệp của một số nền kinh tế lớn như Mỹ và Trung Quốc trong tháng 10 tăng là giảm sức hút trú ẩn đối với kim loại quý.

Trái ngược với bạc và vàng, giá bạch kim vẫn tăng 1,04% lên mức 937,1 USD/ounce nhờ doanh số bán xe hơi tại Trung Quốc vẫn ổn định giúp cho nhu cầu công nghiệp của bạch kim vẫn được được duy trì qua đó hỗ trợ giá.

Giá đồng kỳ hạn tháng 12 giảm 0,74% xuống còn 3,1980 USD/lb, khi Trung Quốc bắt đầu cho phép các nhà đầu tư quốc tế giao dịch hợp đồng kỳ hạn mặt hàng đồng niêm yết bằng NDT. Động thái của nước tiêu thụ đồng lớn nhất thế giới này đã thu hút một phần dòng tiền đầu tư từ các hợp đồng khác về Trung Quốc, gây sức ép lên giá đồng trên sàn LME và CME.

Hợp đồng quặng sắt tháng 12 tiếp tục được hỗ trờ nhờ nhu cầu từ Trung Quốc, đóng cửa phiên tăng 1,57% lên mức 122,18 USD/tấn. Nhập khẩu quặng sắt lũy kế của Trung Quốc trong năm nay đang cao hơn 1,8 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

Đậu tương lập đỉnh 4 năm do nhu cầu cao trong khi cung thắt chặt

Giá đậu tương kỳ hạn trên sàn giao dịch Chicago vừa lập mức cao kỷ lục 4 năm khi nhu cầu tăng vọt từ cả người tiêu dùng ở Mỹ cũng như các nhà xuất khẩu, làm dấy lên lo ngại rằng nguồn cung vốn đã không còn nhiều có thể sẽ còn bị thắt chặt hơn nữa.

Hợp đồng đậu tương kỳ hạn tháng 1/2021 tăng 16-1/4 US cent lên 11,69-3/4 USD/bushel lúc đóng cửa phiên giao dịch, sau khi có thời điểm đạt 11,78-1/4 USD, mức cao nhất kể từ ngày 13/6/2016 đối với hợp đồng giao dịch nhiều nhất. Tất cả các hợp đồng đậu tương kỳ hạn khác cũng tăng giá trong phiên này.

Matt Ammermann, Giám đốc phụ trách hàng hóa rủi ro của StoneX cho biết: “Đậu nành đang dẫn đầu mức tăng giá trong nhóm ngũ cốc, do hy vọng xuất khẩu của Mỹ tăng, nhất là sang Trung Quốc, và những dấu hiệu cho thấy nhu cầu nghiền ép đậu tương nội địa ở Mỹ cũng tăng mạnh”.

Ông nói: “Điều này trái ngược với bối cảnh nguồn cung thắt chặt hơn sau dự báo về lượng dự trữ đậu tương nhỏ hơn của Mỹ từ USDA vào tuần trước.

Trong khi đó, thời tiết khô hạn kéo dài ở Nam Mỹ khiến cho việc trồng đậu tương và ngô vụ mới bị ảnh hưởng, có thể gây ảnh hưởng tới nguồn cung trong những tháng tới.

Ngô hôm qua giằng co khá mạnh quanh vùng giá 420, đóng cửa phiên vẫn tăng nhẹ. Hỗ trợ giá cho ngô là thông tin từ Báo cáo Daily Export Sales tuần này, cho biết Mỹ đã bán 195,000 tấn ngô cho Mexico. 

Lúa mì là mặt hàng duy nhất trong nhóm nông sản giảm giá trong phiên hôm qua. 

Cao su giảm sau 4 phiên đi lên

Giá cao su trên thị trường Nhật Bản kết thúc 4 phiên tăng giá khi đảo chiều giảm khỏi mức cao nhất 2 tuần bởi các nhà đầu tư bán chốt lời, mặc dù nhu cầu cao su của Trung Quốc vẫn vững và nguồn cung ở các nước Đông Nam Á vẫn thắt chặt.

Trên sàn Osaka, cao su kỳ hạn tháng 4/2021 giảm 8,1 JPY (3,4%) xuống 230,2 JPY (2,2 USD)/kg vào lúc đóng cửa, mặc dù trong phiên có thời điểm đạt mức cao nhất khoảng 2 tuần, là 241,5 JPY/kg. Trên sàn Thượng Hải, hợp đồng kỳ hạn tháng 1/2021 (giao dịch nhiều nhất) cũng giảm 1 CNY xuống 14.365 CNY (2.191 USD)/tấn.

Đường thô cao nhất 8,5 tháng

Giá đường thô vừa tăng lên mức cao nhất 8 tháng rưỡi do có dấu hiệu nguồn cung bị thắt chặt trong vụ này, thậm chí có thể thiếu hụt.

Kết thúc phiên, đường thô kỳ hạn tháng 3 tăng 0,1 UD cent (0,7%) lên 15,58 US cen/lb, sau khi có thời điểm đạt 15,66 US cent, cao nhất kể từ giữa tháng 2.

Hiện Ấn Độ vẫn chưa công bố chính sách xuất khẩu đường năm nay. Thị trường xuất hiện thông tin Ấn Độ có thể gặp khó khăn về tài chính do dịch Covid-19.

Giá đường trắng kỳ hạn tháng 3 trên cũng tăng 1,9 USD (0,5%) trong phiên vừa qua, lên 422,8 USD/tấn, cao nhất 8,5 tháng.

Theo CafeF

Theo dõi thêm các tin tức nổi bật về thị trường hàng hóa phái sinh tại chuyên mục: Tin tức Thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ (84) 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.

Bài viết liên quan

Trả lời