TIN TỨC

Quá trình hình thành và phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ

Sản xuất hàng hoá

Sự phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ đã từng bước hoàn thiện theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, chúng ta đã bước đầu khai thác được tiềm năng trong nước và thu hút được vốn, kỹ thuật, công nghệ nước ngoài góp phần tăng trưởng kinh tế và ổn định thị trường. 

Quá trình hình thành và phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ

Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, các chủ thể tham gia vào lưu thông hàng hóa chủ yếu là thương mại quốc doanh và tập thể. Thương mại tư bản tư doanh bị xóa bỏ, hoạt động thương mại được quy định cụ thể theo chỉ tiêu kế hoạch. 

Việc chuyển từ mua bán hàng hóa từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang mua bán theo cơ chế thị trường. Thực hiện tự do hóa, thương mại hóa đã làm cho hàng hóa lưu thông giữa các vùng, các địa phương không bị ách tắc, khai thác được tiềm năng và thế mạnh của nước ta.

Hoạt động kinh doanh trên thị trường được phân loại theo tổ chức sử dụng và hình thành hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh theo từng loại mặt hàng như doanh nghiệp hàng tiêu dùng, doanh nghiệp vật tư xây dựng,…

Nhà nước quản lý hoạt động thương mại, dịch vụ qua các Bộ: Bộ Ngoại thương, Bộ Nội thương. Qua các chỉ tiêu pháp lệnh, các doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ theo chỉ tiêu định sẵn. Việc hình thành quá trình sản xuất kinh doanh như vậy đã tạo nên một thực trạng là cung-cầu gặp gỡ nhau trước khi hoạt động mua bán diễn ra trên thị trường.

Điểm đáng chú ý của thị trường hàng hóa và dịch vụ

– Quá trình xã hội hóa về tư liệu sản xuất được thực hiện dưới 2 hình thức sở hữu là toàn dân và tập thể. Hoạt động thương mại được tiến hành theo địa chỉ cụ thể và giá cả, chỉ tiêu kế hoạch. Thị trường được tổ chức theo kinh doanh và hình thành cơ bản theo địa giới hành chính.

– Sự tách dần các loại hàng hóa theo tính chất sử dụng và khu vực địa lý như tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, lưu thông trong nước và lưu thông ngoài nước tạo nên các doanh nghiệp riêng.

– Thị trường hàng hóa được tổ chức theo đối tượng hàng hóa lưu thông trên thị trường như thị trường xi măng, thị trường nông sản,…

– Quản lý Nhà nước đối với thị trường và thương mại chưa thống nhất, còn phân tán ở các Bộ như Bộ Ngoại thương, Bộ Nội thương, thị trường hàng hóa và dịch vụ còn kém phát triển.

– Chính sách đổi mới đã tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hóa phát triển, xóa bỏ các rào cản lưu thông hàng hóa, khuyến khích liên doanh, thực hiện đa phương hóa.

Thực trạng phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ

  1. Thị trường hàng hóa trong nước:

Sau năm 1985, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu tăng mạnh là do sự đổi mới cơ chế kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện, sức mua hàng hóa tăng nhanh. Bên cạnh đó, sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng và ngày càng hoàn thiện các hoạt động kinh doanh và dịch vụ bán hàng.

Việc lưu thông hàng hóa đã từng bước chuyển sang cơ chế thị trường, giá cả được hình thành trên cơ sở giá trị theo quan hệ cung-cầu. Thị trường từ trạng thái chia cắt, khép kín theo địa giới hành chính “tự cấp tự túc” sang tự do lưu thông hàng hóa, làm cho thị trường hàng hóa trong nước phát triển. 

  1. Thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu:

Quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu có chuyển biến tích cực. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đã tăng từ 2,4 tỷ USD năm 1990 lên 14,5 tỷ USD năm 2000 và đạt 47,5 tỷ USD năm 2007. 

Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với GDP tăng nhanh từ 30,8% năm 1990 lên 46,5% năm 2000 và lên tới 67% năm 2007 thuộc loại cao so với các nước (đứng thứ 5 châu Á và thứ 8 trên thế giới). 

Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người cũng tăng từ 36,4 USD năm 1990 lên 186,8 USD năm 2000 và năm 2007 đạt 557 USD.

Tuy nhiên, tốc độ tăng của xuất khẩu chậm hơn so với nhập khẩu là do nhiều nhà đầu tư vào Việt Nam, nhiều khu liên doanh, khu chế xuất ra đời. Hàng hóa nhập khẩu cho nhu cầu trong khu vực kinh tế này cũng tăng cao. 

Trên đây là nội dung về tình hình phát triển của hị trường hàng hóa và dịch vụ qua các giai đoạn. Hy vọng các nhà đầu tư đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích để áp dụng chiến lược đầu tư hiệu quả và đúng đắn!Quá trình hình thành và phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ.

Trả lời