PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ, TIN NỔI BẬT, TIN TỨC

Những yếu tố ảnh hưởng đến giao dịch mặt hàng kim loại quý

Triển vọng của thị trường kim loại quý trong vai trò tài sản trú ẩn an toàn sẽ ra sao?

Năm 2020, thị trường tài chính thế giới sụt giảm, diễn biến đại dịch Covid-19 ngày càng phức tạp, nhu cầu trú ẩn an toàn của các nhà đầu tư tăng cao khi tìm đến giao dịch nhiều các mặt hàng kim loại quý như vàng, bạc, bạch kim. 

Những yếu tố ảnh hưởng đến Giao dịch kim loại quý
Ưu, nhược điểm của các các mặt hàng kim loại quý

Kim loại quý là các loại tài sản quý hiếm, có giá trị tích trữ và trú ẩn cao trong thời kỳ đồng tiền lạm phát. Các kim loại quý thường được kể đến bao gồm: vàng, bạc và bạch kim.

Nội dung so sánh Ưu điểm Nhược điểm 
Vàng Chống lại lạm phát: Vàng là tài sản đầu tư đúng đắn so với việc nắm giữ tiền mặt khi lạm phát xảy ra.

Đa dạng hóa rủi ro: Bổ sung các tài sản có mối tương quan ngược với những tài sản đã có sẵn trong danh mục đầu tư sẽ giúp giảm rủi ro tổng thể của danh mục. 

Thanh khoản cao: Vàng có thể chuyển đổi thành tiền mặt trên khắp thế giới. Là tài sản trú ẩn được ưa chuộng.

Bảo hiểm khó khăn về tài chính: Vàng hiện vật có thể giữ giá trị ngay cả trong thời kỳ khó khăn về tài chính và bất ổn chính trị. 

Thuế thặng dư trên vốn cao:  Vàng có mức thuế thặng dư trên vốn lên đến 28%, cao hơn so với các tài sản bình thường khác là 15%.

Nguy cơ bong bóng: Sự hoảng loạn sẽ khiến cho giá vàng tăng vọt và bị định giá ở mức quá cao.

Lợi nhuận bất ổn: Xét về góc độ độc lập về đầu tư, vàng mang lại mức lợi nhuận dài hạn thấp hơn so với các tài sản đầu tư khác.

Bạc Rẻ hơn Vàng: Giá bạc rẻ hơn so với vàng, chính vì vậy nên được sử dụng và ứng dụng rộng rãi hơn. Bạc là một trong những kim loại quý được đầu tư nhiều nhất, và có giá trị trong các giai đoạn mà tiền tệ mất giá và lạm phát.

Tài sản tăng trưởng: Giá bạc hiện nay tăng nhanh hơn giá vàng.

Nhu cầu biến động lớn: Bạc là mặt hàng dễ bị ảnh hưởng bởi nhu cầu của thị trường.

Giá biến động ngẫu nhiên: Ít thông tin, khó theo dõi biến động.

Nguồn cung dư thừa: Yếu tố có thể gây sức ép giảm giá lớn.

Bạch kim Nguồn cung hạn chế: Bạch Kim là mặt hàng hiếm hơn so với vàng và bạc, chi phí tinh chế  bạch kim nguyên chất khá cao.

Nhu cầu ngày càng tăng: Bạch Kim được sử dụng nhiều trong cả công nghiệp và đầu tư tư nhân, quỹ hưu trí…

Xu hướng hoạt động tốt trong giai đoạn kinh tế khó khăn: Bạch Kim là một trong những tài sản đầu tư có hiệu suất sinh lời cao.

Hạn chế về thông tin: Các thông tin về tình hình khai thác và sử dụng bạch kim bị giới hạn chia sẻ. 

Các báo cáo thường đưa ra  đánh giá đầu tư và không có nhiều các quỹ dạng để so sánh và đối chiếu. 

Những yếu tố ảnh hưởng đến giá kim loại quý nói chung
1. Cung cầu  

Thị trường hàng hóa luôn chịu ảnh hưởng và bị tác động bởi quan hệ cung – cầu.

Sự chênh lệch về cung cầu (mua-bán) khiến cho giá cả hàng hóa thay đổi: 

  • Cung ít, cầu nhiều thì giá tăng.
  • Cung nhiều, cầu ít thì giá giảm.

Hiện nay, có rất nhiều nước khai thác vàng bạc như Nam Phi, Canada, Trung Quốc, Peru,…Thị trường mua vàng bạc là hầu hết các quốc gia, tổ chức đầu tư, ngân hàng, quỹ tiền tệ, nhà đầu tư, người tiêu dùng… 

2. Ảnh hưởng của đồng USD

Kim loại quý cũng bị tác động bởi đồng USD (đồng tiền chiếm khoảng 80% các giao dịch thương mại trên thế giới). Thông thường, giá vàng có xu hướng ngược chiều với giá của USD, còn bạc và bạch kim sẽ cùng chiều với vàng.

  • Khi đồng USD suy yếu, giá kim loại quý tăng.
  • Khi đồng USD mạnh lên, giá kim loại quý giảm.
3. Ảnh hưởng của giá Dầu

Giá dầu tăng sẽ kéo theo giá cả vàng tăng theo và ngược lại. Do đó, nhiều nước Trung Đông trở thành nước xuất khẩu dầu lớn và dự trữ vàng bạc lớn. Điều này tạo ra nguồn cung dầu lớn và sức cầu vàng bạc lớn.

4. Sự lạm phát của đồng tiền

Khi lạm phát tăng thì giá trị tiền suy yếu, vàng bạc tăng; lạm phát giảm thì giá trị tiền mạnh lên, kim loại quý giảm.  

Khi đồng tiền mất giá, thị trường biến động gây rủi ro cao. Nhiều người chọn đầu tư vào các kim loại quý làm nơi trú ẩn an toàn giúp bảo vệ giá trị tài sản của mình.

5. Tình hình kinh tế và chính trị

Các thông tin về kinh tế và chính trị có tác động lớn đến thị trường kim loại quý như các chỉ số đánh giá (giá tiêu dùng – CPI, giá sản xuất – PPI), lãi suất và đấu giá trái phiếu, chính sách của các ngân hàng Trung ương, sự tăng trưởng của các nền kinh tế lớn… 

Trong nền chính trị bất ổn, nguy cơ rủi ro đầu tư trái phiếu hoặc tiền tệ xuất hiện. Lúc này, dòng tiền chảy vào đầu tư kim loại quý tăng.

Tiềm năng khi giao dịch bạc và bạch kim

Các kim loại quý như bạc và bạch kim là loại hàng hóa rất có sức hút đầu tư trong tương lai, bao gồm cả hàng hóa thật và các giao dịch phái sinh.

Khi đầu tư, chỉ nên lựa chọn những loại hình đã được cấp phép và bảo hộ về mặt pháp luật để đảm bảo an toàn trong giao dịch. Chính vì vậy, vàng chỉ nên là kim loại quý hiếm dùng làm tài sản tích trữ, bởi các giao dịch về vàng hiện nay chưa được cấp phép tại Việt Nam. Bạc và bạch kim là 2 kim loại quý đã được niêm yết giao dịch trên thị trường hàng hóa phái sinh, đây đều là những mặt hàng rất có tiềm năng cho danh mục của các nhà đầu tư.

Bạc và bạch kim là những loại tài sản có tính thanh khoản cao khi nhu cầu sử dụng ngày càng tăng. Đây đều là những nguyên liệu quan trọng trong sản xuất, đặc biệt là ngành công nghiệp: sử dụng nhiều để làm đồ trang sức, linh kiện điện tử và sản xuất oto, công nghệ năng lượng…

Hơn nữa, thị trường hàng hóa là thị trường liên thông quốc tế có sự tham gia của nhiều thành phần trên thế giới như: các nhà sản xuất, quỹ đầu cơ, nhà đầu tư,…

Kim loại quý đem lại nhiều lợi nhuận nhờ giá trị giao dịch lớn. Đại dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, USD mất giá mạnh… đã đẩy giá các sản phẩm kim loại quý lên cao. Bạc khởi đầu năm 2020 ở mức giá dưới 18 USD/ounce, nhưng đã tăng 63% lên hơn 29 USD/ounce vào tháng 8/2020 – cao nhất kể từ đầu năm 2013. Trong khi bạch kim riêng tháng 11 cũng tăng hơn 14%.

Sự tăng trưởng và tiềm năng của kim loại quý còn rất lớn trong tương lai. Liên hệ hotline 024.3552.7979 hoặc đăng kí ngay để giao dịch các hợp đồng về bạc và bạch kim.

Theo dõi thêm các tin tức nổi bật về thị trường hàng hóa phái sinh tại chuyên mục: Tin tức Thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: (84) 024.3552.7979.
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình.
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa.
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.

Bài viết liên quan

Trả lời