Sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, giao dịch hàng hóa phái sinh nước ta hiện nay là công cụ phòng ngừa rủi ro và kiếm lợi nhuận hấp dẫn nhà đầu tư thay vì các kênh truyền thống như bất động sản, chứng khoán. Đây được đánh giá là nơi trú ẩn an toàn khi thị trường giá lên xuống bất thường.
[Có thể bạn nên đọc]
- Phái sinh hàng hóa: Lựa chọn đầu tư tiềm năng
- Các khái niệm cần biết khi giao dịch hàng hóa phái sinh
- Sức hút từ thị trường năng lượng ở Việt Nam
Nhà đầu tư tìm kiếm kênh đầu tư mới thay thế
Các nhà đầu tư dần chuyển hướng sang các kim loại quý như vàng, bạc hay bạch kim
Động thái bơm tiền vào nền kinh tế của nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới nhằm hỗ trợ nền kinh tế sau khủng hoảng của đại dịch Covid-19 đã tạo nên sự không chắc chắn về hệ thống tài chính toàn cầu.
Đáng chú ý nhất, các nhà đầu tư dần chuyển hướng sang các kim loại quý như vàng, bạc hay bạch kim. Nhờ đó, giá vàng đã tăng hơn 32% so với hồi đầu năm. Còn giá bạch kim có biến động thấp hơn, nhưng năm 2020 được coi là năm có biến động tăng cao nhất của kim loại quý này.
Không giống như giao dịch sơ cấp, giao dịch hàng hóa bằng các hợp đồng tương lai giúp các nhà đầu tư không phải mua bán tích trữ hàng. Thông qua hệ thống các sàn giao dịch quốc tế có liên thông với nhau, giao dịch trực tuyến trên phần mềm vô cùng nhanh chóng và linh hoạt.
Nhà đầu tư đã có thể bán đi và mua lại ngay sau khi bán để thu lời đầu cơ khi giá xuống. Đây chính là lý do khiến cho xu hướng chuyển dịch sang đầu tư các loại hàng hóa kim loại rầm rộ trong thời gian qua.
Không chỉ với kim loại quý, nhiều loại hàng hóa khác như lúa mì, ngô, đậu tương, cao su, cà phê, đường, bông…với tỷ lệ đòn bẩy từ 1:10 đến 1:20 tùy theo mặt hàng giúp các nhà xuất khẩu bảo toàn doanh thu và tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ lướt sóng.
Giao dịch phái sinh hàng hóa trở nên sôi động hơn bao giờ hết
Từ 2005 đến nay, giao dịch hàng hóa phái sinh liên tục tăng trưởng cao, lấn át so với kênh đầu tư khác. (chiếm 24% tổng khối lượng giao dịch phái sinh trên thế giới và 56% khu vực châu Á)
Theo TS. Đinh Xuân Cường – Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định, thị trường hàng hóa phái sinh phát triển song song với nhu cầu quản lý về sự thay đổi giá của các mặt hàng chủ chốt.
Lý thuyết tài chính hiện đại cho rằng, sự ra đời của thị trường phái sinh giúp ổn định giá cả thị trường và phòng ngừa rủi ro về biến động giá giao ngay ở mức chi phí thấp (Shamsher và cộng sự, 2007).
Nghiên cứu cũng chỉ ra có 19 thị trường hàng hóa phái sinh mới nổi ở châu Á, trong đó quốc gia Nhật Bản đã phát triển thị trường này một cách tích cực với khả năng thanh khoản cao.
Nghị định 51/2018/NĐ-CP với nhiều nội dung “cởi trói” cho giao dịch hàng hóa phái sinh nước ta hiện nay
Hoạt động giao dịch hàng hóa phái sinh được “cởi trói” tạo điều kiện cho sự phát triển của Sở Giao dịch hàng hóa
Tại Việt Nam, đầu tư phái sinh hàng hóa đang dần nhận được sự quan tâm của nhiều người sau khi Nghị định 51/2018/NĐ-CP được ban hành. Với nhiều nội dung “cởi trói” cho hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa, mô hình hàng hóa phái sinh đã có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn.
Cơ chế cho phép liên thông tới các sở giao dịch hàng hóa trên thế giới khiến hoạt động giao dịch hàng hóa phái sinh nước ta hiện nay thu hút nhiều nhà đầu tư cũng như các nhà xuất nhập khẩu.
Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) đã liên thông trực tiếp với các Sở giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới như CME, ICE hay TOCOM…đảm bảo các nghiệp vụ thanh toán bù trừ qua hệ thống ngân hàng quốc doanh được Nhà nước bảo hộ.
Thống kê của Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam cho thấy:
- Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh hàng hóa tăng lên tới 10.000 lot giao dịch bình quân mỗi ngày trong 1 năm trở lại đây.
- Hiện nay, có 21 mặt hàng thuộc 4 nhóm ngành được cấp phép giao dịch gồm nông sản, nguyên liệu công nghiệp, năng lượng và kim loại thu hút nhiều nhà đầu tư.
Việc tiếp cận thị trường hàng hóa cho phép các nhà giao dịch tận dụng cả biến động giá ngắn hạn cũng như dài hạn. Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó tổng giám đốc Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) nhận định, giao dịch hàng hóa kỳ hạn đã trở thành công cụ đầu tư hấp dẫn với số vốn thấp, tỷ lệ giao dịch ký quỹ ở mức cao.
“Tuy vẫn còn những e ngại nhất định khi mức độ quan tâm đến phái sinh hàng hóa chưa thể so sánh được với các kênh đầu tư tài chính truyền thống, nhưng cùng sự nhập cuộc của hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu nhà đầu tư cả cá nhân và các định chế tài chính trên thế giới đã tạo ra sức hấp dẫn của thị trường quy mô toàn cầu này”, ông Quỳnh nói.