Đa số các mặt hàng nông sản trên sàn CBOT đều quay đầu giảm do áp lực chốt lời trong phiên ngày 13/01, ngoại trừ mặt hàng ngô. Tuy nhiên, yếu tố kỹ thuật cho thấy, trong các phiên tiếp theo, giá ngô và lúa mỳ có xu hướng cùng giảm.
[Có thể bạn nên đọc]
> Giao dịch hàng hóa – xu hướng đầu tư năm 2021
> Năng lượng, kim loại, nông sản: Đâu mới là “miếng bánh lớn” trên thị trường hàng hóa
> Lịch nghỉ giao dịch một số hàng hóa ngày 18/01/2021
Ngô có nguy cơ đảo chiều
Giá ngô tiếp tục tăng trong phiên hôm qua. Những yếu tố mới bên ngoài những số liệu về tồn kho và sản lượng của ngũ cốc Mỹ trong niên vụ 2020/21 đã giúp giá ngô duy trì được đà tăng. Cơ quan quản lý cung ứng Conab của Brazil hạ dự báo sản lượng ngô niên vụ 2020/21 của Brazil xuống còn 133.69 triệu tấn. Mặc dù mức hạ dự báo này không quá lớn nhưng cũng đã cho thấy được sự thiếu hụt trong nguồn cung ngô của thế giới.
Trong lúc đó, nhu cầu của Trung Quốc lại được dự báo sẽ tăng lên trong năm tới do nhu cầu thức ăn chăn nuôi để khôi phục đàn lợn của nước này sau dịch tả lợn châu Phi tạo động lực cho giá ngô tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian tới.
Trong khi chính phủ Argentina đã chính thức gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm xuất khẩu ngô của nước này, một nguy cơ khác lại đến từ Ukraine khi ngành chăn nuôi nước này đang đề nghị chính phủ giới hạn lượng ngô xuất khẩu để đảm bảo nguồn cung thức ăn chăn nuôi trong nước.
Về mặt kỹ thuật, nhịp tăng hiện tại của giá ngô hiện đã kéo dài rất lâu, khiến cho nguy cơ đảo chiều ngày một lớn. Mô hình nến đã cho thấy một dấu hiệu quan trọng là cây nến doji hình thành trong phiên ngày hôm qua, ngay sau khi giá không thể phá vỡ ngưỡng kháng cự 527. Đây là dấu hiệu cảnh báo giá sẽ sớm quay đầu, đặc biệt là khi kết hợp với việc chỉ báo RSI đã duy trì trong vùng quá mua nhiều phiên.
Mục tiêu của giá ngô khi điều chỉnh có thể giảm về vùng giá 480 – 485, tương đương với đường MA của chỉ báo Bollinger Band. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên chờ đợi các tín hiệu xác nhận của chỉ báo RSI trước khi giao dịch.
Biến động giá ngô
Lúa mỳ thiếu đi sự hỗ trợ từ các thông tin cơ bản
Giá lúa mỳ đã tiếp tục giảm trong phiên ngày hôm qua. Việc tồn kho giảm và khả năng chính phủ Nga áp thuế xuất khẩu 45 Euro/tấn lên lúa mỳ đã không thể giúp giá lúa mỳ duy trì ở mức cao. Trên thực tế, đà tăng của giá lúa mỳ trong thời gian qua cũng không mạnh bằng các mặt hàng khác trong nhóm do thiếu đi sự hỗ trợ từ các yếu tố cơ bản.
Về mặt kỹ thuật, nhiều dấu hiệu cho thấy giá lúa mỳ sẽ tiếp tục giảm. Giá đã giảm sau khi không thể phá vỡ ngưỡng kháng cự trên của kênh giá tăng hiện tại. Quan trọng hơn, cây nến ngày hôm qua đã trở thành mô hình “Inverted hammer”, một mô hình nến đảo chiều tin cậy.
Xu hướng trước mắt của giá lúa mỳ có thể là tiếp tục giảm về đường hỗ trợ của kênh giá hiện tại, với mục tiêu là vùng giá 640 – 645 trước khi có thể xác định đường hướng đi tiếp theo.
Biến động giá lúa mỳ
Nguồn: MXV.
Theo dõi thêm các tin tức nổi bật về thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh tại chuyên mục: Tin tức Thị trường.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: (84) 024.3552.7979.
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình.
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa.
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.