Nhiều chuyên gia dự báo mặt bằng lãi suất ngân hàng sẽ tiếp tục được duy trì ở mức thấp. Vậy, gửi tiết kiệm có còn là sự lựa chọn được ưu tiên hàng đầu, dòng vốn đầu tư sẽ chảy về đâu trong bối cảnh “tiền rẻ” như thế này?
[Có thể bạn nên đọc]
> Muốn giao dịch hàng hóa thì phải làm như thế nào?
> Thay đổi mức ký quỹ giao dịch Dầu đậu tương và Xăng pha chế RBOB từ ngày 26/03/2021
> 4 Loại lệnh quan trọng trong hàng hóa phái sinh
Gửi tiết kiệm ngân hàng không còn là sự lựa chọn hấp dẫn
Đầu năm 2021, khi sổ tiết kiệm đến kỳ hạn, ông B ở Hà Nội khá bất ngờ khi lãi suất huy động tại ngân hàng mà ông gửi kỳ hạn 6 tháng trước đây trên 7%/năm giờ chỉ còn 5,8%/năm. Chưa có kênh đầu tư nào khác, ông đành chấp nhận gửi tiền kỳ hạn 6 tháng và âm thầm tìm kiếm kênh đầu tư khác nhằm tối đa hoá lợi ích.
Tất toán sổ tiết kiệm trị giá 3 tỷ đồng chỉ được hưởng lãi không kỳ hạn khoảng 600.000 đồng cho hơn 2 tháng gửi tiết kiệm, ông B bảo: “chẳng ăn thua gì”.
Khi lãi suất thấp, một dòng vốn đầu tư lớn đã chảy từ kênh tiết kiệm ngân hàng sang các thị trường chứng khoán, bất động sản và giao dịch hàng hóa trong thời gian gần đây.
Cơn sốt đất nền nổi lên khắp nơi, dòng người nườm nượp đổ đi săn tìm đất, đặc biệt ở vùng ven Hà Nội, TP.HCM và nhiều tỉnh, thành phố khác.
Trong khi đó, đối với đầu tư hàng hóa, giá trị giao dịch vẫn liên tục tăng, trung bình mỗi phiên trên 2500 tỷ đồng. Thị trường hàng hóa toàn cầu nhiều biến động đem lại cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
Tiền sẽ còn rẻ dòng vốn đầu tư sẽ chảy về đâu?
Năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã ba lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành khiến lãi suất huy động các ngân hàng giảm mạnh, điều này khiến tiền trở nên “rẻ” hơn và là nguyên nhân cơ bản giúp các các kênh đầu tư khác tăng điểm.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế Hiếu phân tích, những quyết định hạ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước tác động đến lãi suất chung của nền kinh tế. Khi giảm lãi suất điều hành sẽ gián tiếp tác động đến lãi suất cho vay trên thị trường, nhưng sẽ có độ trễ trong chính sách trên tới thị trường người dân và doanh nghiệp.
Thực tế, độ trễ tiền tệ tại Việt Nam khoảng 3 – 6 tháng, được thể hiện giai đoạn từ cuối năm ngoái. Các sổ tiết kiệm lãi suất cao trước đó đến hạn tất toán, nếu gửi lại sẽ nhận lãi suất tiền gửi còn một nửa khiến nhiều cá nhân như ông B thay vì gửi tiết kiệm đã chuyển sang kênh đầu tư khác.
Năm 2021, chính sách tiền tệ được dự báo sẽ duy trì trạng thái nới lỏng nhằm tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình gặp khó khăn. Nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ hạ lãi suất điều hành thêm một lần nữa trong nửa đầu năm 2021, khi áp lực giá tiêu dùng vẫn chưa đáng lo ngại.
Dòng tiền rẻ là động lực quan trọng cho đà tăng của các thị trường khác đặc biệt là đối với kênh đầu tư bền vững như giao dịch hàng hóa.
Bà Nguyễn Hồng Hà, chuyên gia phân tích tại Công ty TNHH Đầu tư Quốc tế Hữu Nghị cho biết: “Giao dịch hàng hóa sẽ luôn nóng bởi đây là thị trường càng biến động càng có nhiều cơ hội để kiếm lời. Hơn nữa, dù có bất kỳ tác động nào xảy ra như đại dịch Covid-19 có thể làm tiêu điều nhiều ngành nghề, thì nhu cầu về hàng hóa cũng không thể mất đi”. Bà cho biết thêm: “Các nhà đầu tư nên linh hoạt trong thời điểm này, khi lãi suất tiết kiệm đang thấp trong bối cảnh dịch bệnh vẫn chưa chấm dứt, việc chuyển sang một hình thức đầu tư khác sẽ giúp nguồn tiền thêm sinh sôi và đảm bảo cho tài chính tương lai hơn”.
Để tìm thêm về thị trường giao dịch hàng hóa vui lòng liên hệ hotline: 024.3552.7979.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: (84) 024.3552.7979.
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình.
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa.
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.