Bên cạnh là một kênh đầu tư an toàn và hiệu quả, thị trường phái sinh hàng hóa Việt Nam đóng vai trò là công cụ phòng ngừa rủi ro cho các nhà đầu tư khi thị trường chứng khoán và bất động sản đang sụt giảm mạnh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã đánh giá tiềm năng của thị trường phái sinh: “Dù ban đầu mô hình này nhỏ và sơ khai, thị trường phái sinh đã hoàn thiện về cấu trúc, phát triển mạnh mẽ và trở thành kênh huy động vốn cho nền kinh tế Việt Nam”. Vậy, bạn đã biết đến những tiềm năng phát triển của thị trường phái sinh nói chung và hàng hóa phái sinh nói riêng hay chưa? Hãy cùng Finvest tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
[Có thể bạn nên đọc]
- Khái niệm thị trường hàng hóa, các loại thị trường hàng hóa
- Sở giao dịch hàng hóa là gì? Lịch sử ra đời của thị trường hàng hóa
- Phần mềm giao dịch hàng hóa phái sinh được sử dụng phổ biến hiện nay
Thị trường phái sinh là gì?
Thị trường phái sinh (Derivatives Market) là thị trường phát hành và mua đi bán lại các công cụ phái sinh
Thị trường hàng hóa phái sinh là thị trường giao dịch hàng hóa bằng các hợp đồng tương lai, thông qua một hệ thống các sàn giao dịch quốc tế có liên thông với nhau.
Hàng hóa phái sinh hay phái sinh hàng hóa (Derivatives) được hiểu chung là hợp đồng tài chính hay công cụ tài chính mà giá trị của nó dựa trên giá trị của các tài sản vật chất như ngũ cốc, kim loại, năng lượng,…nhằm mục đích như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận.
Phân loại thị trường phái sinh
Dựa theo loại thị trường giao dịch
- Phái sinh giao dịch song phương trên thị trường phái sinh phi tập trung OTC (hầu hết là các hợp đồng phái sinh với tiêu chuẩn và điều kiện do các bên tự thỏa thuận)
- Phái sinh giao dịch đa phương trên thị trường phái sinh tập trung (các phái sinh đã được tiêu chuẩn hóa).
Dựa theo tài sản cơ bản hình thành sản phẩm phái sinh
- Phái sinh từ thu nhập cố định (fixed – income derivatives)
- Phái sinh hối đoái (foreign exchange derivatives)
- Phái sinh rủi ro tín dụng (credit risk derivatives)
- Phái sinh vốn (equities derivatives)
- Phái sinh chỉ số cổ phiếu (equity index derivatives)
- Phái sinh hàng hóa (commodities derivatives).
Dựa trên loại sản phẩm phái sinh (type of product)
- Hợp đồng kỳ hạn (forwards)
- Hợp đồng tương lai (futures)
- Hợp đồng quyền chọn (options)
- Hợp đồng hoán đổi (swaps)
- Phái sinh tổ hợp (synthetic derivatives hoặc advanced structures).
Quá trình phát triển của thị trường phái sinh
Khoảng 30 năm trước đây, thị trường phái sinh chỉ mang tính chất nhỏ lẻ và nội bộ các nước. Nhưng đến nay, thị trường phái sinh dần có những bước tiến đầy ấn tượng với con số khoảng 687 nghìn tỷ đô la Mỹ tính theo tổng giá trị hợp đồng giao dịch chưa đáo hạn.
Không chỉ nắm giữ vai trò chủ chốt trong thị trường nội địa, thị trường phái sinh ngày càng trở thành công cụ phòng ngừa rủi ro, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển và thu hút dòng vốn đầu tư của nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
Trong 7 tháng đầu năm 2020, tốc độ tăng trưởng của thị trường phái sinh hàng hóa đạt trên 165.000 hợp đồng/phiên, tăng 86,5% so với năm 2019 và gấp 15 lần đối với năm đầu tiên mở cửa thị trường (bình quân gần 11.000 hợp đồng/phiên).
Giao dịch trên thị trường phái sinh trở nên sôi động với tính thanh khoản cao với kỷ lục mới là 356.033 hợp đồng ngày 29/7/2020, con số mà nhiều thị trường phát triển trước đó phải mất hàng chục năm mới đạt được.
Ví dụ: Sở Giao dịch hợp đồng tương lai Đài Loan (TAIFEX) phải mất 13 năm, Sở Giao dịch chứng khoán phái sinh Thái Lan (TFEX) phải mất 7,5 năm mới đạt được số lượng hợp đồng giao dịch tại Việt Nam hiện nay.
Có thể thấy, tiềm năng của thị trường phái sinh ra đời là một định hướng đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của thị trường hàng hóa Việt Nam. Nó cũng góp phần vào việc hoàn thiện cơ cấu thị trường phái sinh hàng hóa Việt Nam.
Tiềm năng của thị trường phái sinh hàng hóa Việt Nam
Tiềm năng của thị trường phái sinh hàng hóa Việt Nam
Cơ chế phòng ngừa rủi ro tốt: Trong tác động của dịch Covid-19, giao dịch phái sinh vẫn tăng mạnh, khối lượng mở (OI) trên thị trường hiện ổn định quanh mức 20.000 hợp đồng. Có lúc ghi nhận mức cao kỷ lục, đạt hơn 38.000 hợp đồng, gấp 1,8 lần so với cuối năm 2018 và gấp gần 5 lần đối với cuối năm 2017.
Đa dạng hóa sản phẩm: Việc phong phú hóa danh mục hàng hóa trên thị trường phái sinh dựa trên hợp đồng tương lai sẽ giảm thiểu sự chịu ảnh hưởng chỉ số vào một vài mã nhất định phù hợp với thông lệ quốc tế.
Kiếm lợi từ sự chênh lệch giá: Ở các thị trường có nền tài chính phát triển, giao dịch hàng hóa phái sinh giúp nhà đầu tư có cơ hội hưởng chênh lệch giá khi canh thời điểm mua ở mức giá thấp và bán ra ở mức giá cao hơn tại các nhịp hồi phục trong phiên. Bởi lẽ, cơ chế giao dịch đối ứng cho phép nhà đầu tư mua bán liên tục và ghi nhận lãi/lỗ ngay lập tức, còn giá cả thì luôn “nhấp nhô” trong phiên, nên chỉ cần ra/vào lệnh hợp lý, “mua thấp, bán cao” và “bán cao, mua thấp” là giá trị tài khoản gia tăng.
Thống kê từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh hàng hóa đã tăng khá mạnh trong vòng 1 năm trở lại đây, với lượng giao dịch qua hàng hóa phái sinh lên tới 10.000 lot giao dịch bình quân mỗi ngày.
Để xem thêm các tin tức thị trường phái sinh hàng hóa khác, đừng quên truy cập Finvest hoặc để lại bình luận ở phía dưới để được tư vấn cụ thể!
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ (84) 024.3552 7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt