TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Thị trường ngũ cốc và dầu thực vật toàn cầu sẽ bước vào một đợt tăng giá mạnh?

Thị trường ngũ cốc và dầu thực vật toàn cầu sẽ bước vào một đợt tăng giá mạnh?

Giá lúa mì chạm kịch trần, giá ngô tăng mạnh nhất 2 năm trong bối cảnh chiến sự Nga – Ukraine leo thang căng thẳng. Thị trường ngũ cốc và dầu thực vật toàn cầu sẽ bước vào một đợt tăng giá mạnh?

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 24/07/2023

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Giao dịch Hợp đồng quyền chọn – công cụ bảo hiểm rủi ro hiệu quả

Thị trường ngũ cốc và dầu thực vật toàn cầu sẽ bước vào một đợt tăng giá mạnh?

Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/07, giá lúa mì Chicago đạt mức tăng kịch trần 8,6% lên 278,34 USD/tấn. Vào đêm hôm qua, Nga đã tấn công các kho chứa ngũ cốc của Ukraine dọc sông Danube bằng máy bay không người lái. Đáng chú ý, đây là tuyến đường xuất khẩu nông sản thay thế quan trọng của Kiev, sau khi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen chính thức hết hiệu lực vào đầu tuần trước.

Nga đã tuyên bố mọi tàu hướng đến cảng của Ukraine giáp Biển Đen sẽ bị coi là phương tiện vận chuyển hàng quân sự. Nước này bị cho rằng đang cố tình ngăn chặn hoàn toàn việc xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine ra thị trường thế giới bằng một loạt cuộc không kích kể từ sau khi Moscow rút khỏi thỏa thuận. 

Căng thẳng không ngừng leo thang khiến cho lo ngại về hoạt động xuất khẩu và triển vọng nguồn cung dài hạn từ khu vực Biển Đen sẽ càng khó quay trở lại bình thường. Điều đó khiến việc tiếp cận với nguồn cung ngũ cốc từ Ukraine trở nên khó khăn hơn.

Khu vực Biển Đen chiếm đến 25% lượng lúa mì và 17% lượng ngô thế giới. Chỉ trong vòng vài ngày qua, giá lúa mì trên các sở giao dịch thế giới đã tăng vọt hơn 15%, giá các loại dầu thực vật cũng tăng từ 4 – 7%.

Diễn biến giá lúa mì từ ngày 17/07 - 25/07/2023

Giá lúa mì CBOT tăng vọt sau khi Nga chấm dứt thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen ngày 17/07/2023 – Nguồn: Tradingview.

Giá ngô cũng ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong hơn 2 năm vào phiên hôm qua. Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), diễn biến nhảy vọt gần đây của giá nông sản cũng tương tự như giai đoạn ngay sau khi xung đột Nga Ukraine nổ ra lần đầu vào tháng 2/2022.

Sự gián đoạn nguồn cung ngũ cốc từ Nga, Ukraine và các quốc gia quanh khu vực Biển Đen sẽ đẩy giá lương thực trên toàn cầu tăng cao hơn nữa, kéo theo đó là sự gia tăng của lạm phát. Giá lương thực hiện được xem là mối quan tâm lớn thứ 2 tại nhiều quốc gia, chỉ sau những thiệt hại về kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra.

Giá lương thực thế giới đã tăng mạnh trong đại dịch Covid-19 và sau khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine (Giai đoạn năm 2021 – 2022). Đường màu xanh hiển thị chỉ số giá lương thực của Chỉ số Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), đường màu cam hiển thị chỉ số giá ngũ cốc – Nguồn: Reuters.

Dự báo trong ngắn hạn, nếu dòng chảy ngũ cốc từ Biển Đen bị gián đoạn, khoảng 45 quốc gia tại 3 châu lục sẽ bị ảnh hưởng khi 32,9 triệu tấn ngũ cốc không thể xuất khẩu. 

Trong trung và dài hạn, từ nay đến cuối năm sẽ là giai đoạn thu hoạch mùa vụ ngũ cốc ở Nga và Ukraine, nên khi hoạt động xuất khẩu của Kiev bị ngừng sẽ tạo ra áp lực rất lớn về vấn đề kho bãi, dự trữ. Không loại trừ khả năng sẽ xảy ra một siêu chu kỳ tăng giá mới đối với giá ngũ cốc và dầu thực vật.

Anh Kees Huizinga sở hữu một trang trại tại Kyshchentsi, vùng Cherkasy rộng 15 nghìn ha ở miền Trung Ukraine. Việc Thỏa thuận Biển Đen không được gia hạn khiến tình hình tài chính của anh vốn đã tồi tệ càng trở nên khó khăn hơn.

“Chúng tôi có nguồn dự trữ nên vẫn có thể duy trì trong một tháng hoặc lâu hơn, nhưng nếu chúng tôi không bán được hàng thì đó sẽ là một thảm họa”.

Ông Phạm Quang Anh – Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam nhận định: “Nhiều chuyên gia đang lo ngại thị trường sẽ bước vào một đợt tăng giá mạnh trong thời gian tới, không loại trừ khả năng tăng giá từ 30 – 40%. Khi đó thậm chí có thể tạo ra hiệu ứng domino lên nhiều mặt hàng khác mà vốn không chịu sự chi phối của Nga và Ukraine, ví dụ như dầu cọ, dầu đậu tương hay đậu tương. Đây là những mặt hàng rất quan trọng đối với chỉ số lương thực toàn cầu”.

Các chuyên gia dự báo, việc xuất khẩu đột ngột bị cắt đứt sẽ khiến các nước không kịp thực hiện các phương án dự phòng, bởi thông thường thời gian để vận chuyển một tàu ngũ cốc giữa các quốc gia thường mất tối thiểu 3 tuần, tối đa có thể lên đến vài tháng.

Trong khi đó, các vựa lúa mì từ Mỹ, EU hay Argentina đều đang có nguồn cung thấp, nên trong dài hạn cũng sẽ khó bù đắp phần thiếu hụt do Nga và Ukraine để lại.

Cơ quan giám sát mùa vụ của Liên minh châu Âu (MARS) đã cắt giảm hầu như toàn bộ triển vọng năng suất cây trồng năm nay của khối này, chủ yếu do thời tiết khô và nóng. MARS hạ dự báo năng suất lúa mì mềm năm nay của EU xuống 5,80 tấn/héc-ta, từ mức 5,92 tấn/héc-ta được đưa ra trong tháng trước. Đối với ngô, MARS cắt giảm dự báo năng suất năm nay của khối xuống 7,53 tấn/héc-ta, từ mức 7,61 tấn/héc-ta ước tính hồi tháng 06.

Thị trường giai đoạn này sẽ biến động mạnh và rung lắc, sau những pha tăng vọt giá các mặt hàng có thể sẽ gặp áp lực bán. 

Tổng hợp

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường