Tại sao trong danh mục đầu tư hàng hóa phái sinh lại không giao dịch vàng là câu hỏi mà rất nhiều nhà đầu tư băn khoăn. Các sàn vàng trước kia tiềm ẩn nhiều rủi ro và gây ra nhiều hệ lụy đối với các nhà đầu tư là do Việt Nam chưa có hành lang pháp lý đối với loại hình hoạt động mới này.
Giao dịch vàng trên thị trường Việt Nam
Thị trường vàng bao gồm: Thị trường vàng vật chất (physical gold), trong đó vàng thỏi, tiền, trang sức được chuyển giao giữa các chủ thể trên thị trường, và thị trường vàng chứng chỉ (Theo Gary O’Callaghan, 1991).
Vàng vật chất được xem như một loại tài sản thuần túy. Tuy nhiên, khác với những tài sản khác, vàng và bạc từ lâu trong lịch sử đã được xem như những hàng hóa đặc biệt vì đặc tính vật lý và sự khan hiếm của nó. Cùng với màu sắc và khả năng dễ tạo hình, đặc tính khá trơ với môi trường cho phép vàng, bạc trở thành những tài sản có khả năng lưu giữ lâu dài cũng như làm đồ trang sức.
Theo cách hiểu thông dụng trên thế giới, vàng chứng chỉ có hình thức chứng chỉ và được xem như thay thế cho vàng vật chất trong quan hệ sở hữu và đầu tư. Với vàng chứng chỉ, nhà đầu tư không sở hữu vàng vật chất mà chỉ có cam kết về vàng vật chất theo nghĩa nhà đầu tư là một chủ nợ của công ty phát hành vàng chứng chỉ và không nhất thiết phải chuyển giao vàng chứng chỉ thành vàng vật chất. Do đó, sở hữu vàng chứng chỉ có độ rủi ro cao hơn so với sở hữu vàng vật chất vì liên quan đến rủi ro thanh khoản. Vàng chứng chỉ có thể do các ngân hàng, các đơn vị được phép kinh doanh vàng phát hành thông qua các tài khoản đầu tư và các sản phẩm khác.
Vàng chứng chỉ cho phép nhà đầu tư có lợi nhuận từ việc mua bán những sản phẩm này dựa trên thông số từ thị trường vàng vật chất. Nhiều sản phẩm vàng chứng chỉ được giao dịch nhằm mục đích đầu cơ và bảo hiểm rủi ro và hiếm khi được trực tiếp chuyển thành vàng vật chất. Vàng chứng chỉ dành cho những trường hợp này bao gồm nhiều loại như hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn… Hình thức giao dịch vàng bằng các hợp đồng này được gọi là giao dịch hàng hóa phái sinh, trong đó, vàng là một mặt hàng.
Thị trường vàng Việt Nam hiện này là thị trường hiểu theo nghĩa hẹp, tức là chỉ được phép giao dịch các loại hàng hóa là vàng vật chất, còn vàng chứng chỉ thì không được phép thực hiện do không có quy định. Điều 19 Nghị định 24/2012/NĐ-CP đã quy định rõ các hoạt động kinh doanh vàng khác, khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và NHNN cấp giấy phép, là hành vi vi phạm pháp luật.
Tại sao không được giao dịch vàng phái sinh tại Việt Nam?
Giao dịch vàng phái sinh tại Việt Nam còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và chưa đảm bảo về mặt pháp lý. Vàng tại Việt Nam chưa được giao dịch tập trung tại Sở giao dịch vàng như các quốc gia trên thế giới. Các sàn vàng tiềm ẩn nhiều rủi ro và gây ra nhiều hệ lụy đối với các nhà đầu tư là do Việt Nam chưa có hành lang pháp lý đối với loại hình hoạt động mới này. Do đó, có thể xảy ra tình trạng thao túng, làm giá thị trường.
Để giao dịch được vàng phái sinh cần có một tổ chức tập trung quản lý thị trường và thiết lập các quy định chặt chẽ, đặc biệt là tỷ lệ ký quỹ để tránh tình trạng đầu cơ, làm giá; quy định về tiêu chuẩn vàng được phép giao dịch; phòng ngừa rủi ro biến động giá vàng…
Vàng không phải là kim loại quý duy nhất được sử dụng để trú ẩn và đem lại lợi nhuận
Ngoài vàng, nhóm kim loại quý còn bao gồm bạc và bạch kim đều là những kim loại hiếm, không thể tái tạo và đóng vai trò là biểu tượng của sự giàu có.
Thị trường tài chính luôn tìm ẩn những rủi ro, bất ổn, những vấn đề này thường khiến các nhà đầu tư tìm đến các sản phẩm trú ẩn an toàn, và do đó sẽ luôn có các nhu cầu đối với kim loại quý như giao dịch vàng, bạc, bạch kim. Bên cạnh đó, kim loại quý cũng thường được sử dụng để chống lại sự mất giá của tiền tệ và là công cụ đầu tư rất tiềm năng.
Bạc và bạch kim hiện nay không những là kim loại quý phòng thủ mà còn là đại diện cho sự hồi phục của ngành công nghiệp.
« Giao dịch phái sinh mặt hàng bạc và bạch kim hiện nay tại Việt Nam đã được cấp phép »
Bạc và bạch kim thuộc nhóm hàng kim loại trong danh mục 4 nhóm mặt hàng được niêm yết cấp phép giao dịch tại Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV).
Giao dịch bạc phái sinh tại MXV là giao dịch các hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn liên thông với Sở giao dịch COMEX. Trong khi đó, bạch kim phái sinh là sản phẩm được giao dịch tại Sở NYMEX. Các hợp đồng này là công cụ quản lý rủi ro cho thị trường kim loại quý.
Tiềm năng khi giao dịch bạc và bạch kim
Là loại tài sản có tính thanh khoản cao khi nhu cầu sử dụng ngày càng tăng. Đây đều là những nguyên liệu quan trọng trong sản xuất, đặc biệt là ngành công nghiệp: sử dụng nhiều để làm đồ trang sức, linh kiện điện tử và sản xuất ôtô, công nghệ năng lượng…
Không chỉ có bạc và bạch kim mà tất cả các loại hàng hóa trong giao dịch hàng hóa phái sinh đều có tính thanh khoản cao, bởi thị trường liên thông quốc tế có sự tham gia của nhiều thành phần và hơn nữa, đây đều là những nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác.
Giá trị giao dịch lớn đem lại nhiều lợi nhuận. Đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ trở lại, xung đột Mỹ – Trung leo thang, USD mất giá mạnh… đã đẩy giá các sản phẩm kim loại quý lên cao. Bạc khởi đầu năm 2020 ở mức giá dưới 18 USD/ounce, nhưng đã tăng 63% lên hơn 29 USD/ounce vào tháng 8/2020 – cao nhất kể từ đầu năm 2013. Trong khi bạch kim đã chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ từ đợt bán tháo hồi tháng 3/2020.
Diễn biến giá bạch kim một năm qua.
Diễn biến giá bạc một năm qua. Nguồn ảnh: Tradingview.
Có thể thấy, không chỉ có vàng mà bạc và bạch kim đều là những mặt hàng rất tiềm năng giúp các nhà đầu tư mở rộng danh mục và cơ hội cho mình. Vậy, tại sao không chọn!
Liên hệ tư vấn và mở tài khoản giao dịch hàng hóa phái sinh miễn phí – Hotline: 024.3552.7979.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ (84) 024.3552.7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.