PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ, TIN NỔI BẬT, TIN TỨC

Phân tích Đường ngày 13/12: Giá đường vẫn đang giằng co trong kênh hẹp và giảm chậm

Phân tích Đường ngày 13/12: Giá đường vẫn đang giằng co trong kênh hẹp và giảm chậm

Các thông tin trái chiều có thể khiến giá đường tiếp tục trạng thái giằng co.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 12/12/2024

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Tại sao phải đáo hạn hợp đồng giao dịch hàng hóa phái sinh?

Phân tích Đường ngày 13/12: Giá đường vẫn đang giằng co trong kênh hẹp và giảm chậm

Thông tin thị trường:

Giá đường 11 giảm về mức thấp nhất gần 3 tháng khi nguồn cung đường cải thiện tại Brazil gây sức ép lên giá.

Hiệp hội Công nghiệp Mía đường Brazil (UNICA), ước tính sản lượng đường tại Trung Nam, vùng sản xuất đường chính của nước này đạt 1,08 triệu tấn trong nửa cuối tháng 11, giảm 23% so với cùng kỳ năm trước. UNICA cũng cho biết, Brazil đã ép được 20,35 triệu tấn mía trong nửa cuối tháng 11, cao hơn gần 5 triệu tấn so với mức kỳ vọng.

Tổ chức Đường quốc tế (ISO) ngày 20/11 đã hạ dự báo thâm hụt đường toàn cầu trong mùa vụ 2024/25 xuống còn 2,51 triệu tấn, giảm so với dự báo 3,58 triệu tấn trước đó. Trong bản cập nhật hàng quý, tổ chức này cũng ước tính thặng dư đường toàn cầu trong niên vụ 2023/24 (từ tháng 10/2023 – tháng 9/2024) là 1,31 triệu tấn.

ISO cho biết, sản lượng đường toàn cầu mùa vụ 2024/25 dự kiến đạt 179,07 triệu tấn, giảm nhẹ so với dự báo 179,29 triệu tấn trước đó, và giảm 1,3% so với mức kỷ lục 181,37 triệu tấn trong mùa vụ trước. Sự gia tăng 0,35 triệu tấn trong sản lượng của Trung Quốc là thay đổi lớn nhất đối với triển vọng mùa vụ này.

ISO đồng thời cũng hạ dự báo mức tiêu thụ cho mùa vụ 2024/25. Theo đó, tiêu thụ toàn cầu trong năm 2024/25 được điều chỉnh giảm từ 182,87 triệu tấn xuống còn 181,58 triệu tấn.

Tại Indonesia, Bộ trưởng Lương thực Indonesia cho biết, nước này sẽ áp đặt lệnh cấm nhập khẩu đường để tiêu thụ bắt đầu từ năm 2025. Lệnh cấm nhập khẩu đường của Indonesia có thể khiến giá đường tiếp tục đà suy yếu hiện tại, khi đây hiện là quốc gia nhập khẩu đường lớn nhất theo thống kê từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

Theo dữ liệu từ Cơ quan Thống kê Trung ương (BPS), Indonesia đã nhập khẩu khoảng 5,1 triệu tấn đường vào năm 2023. Hầu hết hàng nhập khẩu đến từ Thái Lan, nơi cung cấp gần 2,4 triệu tấn, tiếp theo là Brazil với 1,5 triệu tấn. Tuy nhiên, dữ liệu không nêu rõ lượng đường nhập khẩu được sử dụng để tiêu thụ.

Chính phủ cũng có kế hoạch hợp tác với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) để thúc đẩy sản xuất đường trong nước và cải thiện quản lý các đồn điền địa phương. Động thái này là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của Indonesia nhằm đạt được khả năng tự cung tự cấp lương thực vào năm 2027, bao gồm giảm sự phụ thuộc vào các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu.

Trong khi đó, tại Ấn Độ, kể từ khi mùa vụ hiện tại bắt đầu (01/10/2024), sản lượng đường của Ấn Độ giảm mạnh tới 35,4% xuống còn 2,79 triệu tấn trong tháng 10/2024. Sự sụt giảm này là do các nhà máy ở Maharashtra và Karnataka bắt đầu muộn hơn bình thường. Sản lượng giảm có thể khiến Ấn Độ dừng hạn ngạch xuất khẩu, gây ảnh hưởng đến giá đường toàn cầu.

Phân tích kỹ thuật:

Giá Đường 11 kỳ hạn tháng 3/2025 (SBEH25) phiên hôm qua giảm trở lại, giá giảm về quanh 20.8. Phiên hôm nay (13/12), nếu duy trì dưới 20.9, dự báo giá giảm tiếp về quanh 20.44.

Trên khung H4, giá SBEH25 tiếp tục giằng co trong kênh, giá giảm trở lại quanh hỗ trợ kênh (chớm thủng hỗ trợ này).

Xem thêm các thông tin hỗ trợ giao dịch tại chuyên mục: Tin tức thị trường và Phân tích đầu tư


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ – Thành viên Kinh doanh 001 của MXV
🏢 Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
🌐 Facebook: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
📼 Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g

Bài viết liên quan

Trả lời