Giá cà phê tiếp tục được hưởng lợi trong bối cảnh lo ngại nguồn cung sụt giảm tại các quốc gia cung ứng hàng đầu bao gồm Việt Nam và Brazil. Tuy nhiên, mức tăng nhỏ và giá đang giằng co với biên độ hẹp dần.
[Hữu ích cho nhà đầu tư]
> Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 02/01/2025
> Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa
> Tại sao phải đáo hạn hợp đồng giao dịch hàng hóa phái sinh?
Thông tin thị trường:
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 07/01, giá cà phê Arabica và Robusta đều tăng trên 0,6%, lần lượt chốt tại mức 7.065 USD/tấn và 5.019 USD/tấn.
Việc đồng Real Brazil tăng lên mức cao nhất trong 2 tuần so với đồng USD đã thúc đẩy việc đóng lệnh bán khống trong hợp đồng tương lai cà phê. Đồng Real mạnh hơn đã ngăn cản việc bán ra xuất khẩu của các nhà sản xuất cà phê Brazil do ít thu về ngoại tệ hơn.
Thêm vào đó, theo dữ liệu từ Chính phủ Brazil công bố, nước này đã xuất khẩu 200.000 tấn cà phê trong tháng 12, giảm 17,1% so với cùng kỳ năm 2023. Các chuyên gia trong ngành đã cảnh báo rằng xuất khẩu cà phê tại Brazil đang gặp gián đoạn do hoạt động logistics gặp nhiều khó khăn tại các cảng xuất khẩu. Cụ thể, theo khảo sát của Hội đồng các nhà xuất khẩu cà phê Brazil (Cecafé) với 27 công ty liên kết, chiếm 75% tổng lượng hàng xuất khẩu, sự chậm trễ liên tục và thay đổi về quy mô tàu xuất khẩu, kết hợp với tình trạng luân chuyển hàng hóa thường xuyên, đã khiến 1,615 triệu bao 60kg cà phê bị giữ lại cảng và chưa được xuất khẩu vào tháng 11/2024.
Cà phê Arabica cũng được hỗ trợ từ lượng mưa dưới mức trung bình ở Brazil. Somar Meteorologia đưa tin hôm thứ Hai rằng vùng trồng cà phê Arabica lớn nhất của Brazil – Minas Gerais đã nhận được 62,5 mm mưa vào tuần trước, tương đương 86% so với lượng mưa trung bình lịch sử.
Trong khi đó, cà phê Robusta được hỗ trợ bởi dấu hiệu nguồn cung giảm. Theo ước tính sơ bộ của Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO), Việt Nam đã xuất khẩu trên 125.900 tấn cà phê trong tháng 12 năm ngoái, giảm 39,3% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung cả năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 1,34 triệu tấn cà phê, giảm 17,2% so với năm 2023.
Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho biết, chuỗi cung ứng cà phê toàn cầu đang gặp áp lực do giao thông ở kênh đào Suez vẫn cực kỳ hạn chế. Điều này dẫn tới việc vận chuyển cà phê giữa các nước sản xuất ở Châu Á tới thị trường tiêu dùng ở Châu Âu trở nên chậm hơn, đồng thời khiến chi phí logistic tăng cao.
Tuy nhiên, giá 2 loại cà phê cũng có thể gặp áp lực do sự gia tăng tồn kho hiện tại. Lượng tồn kho cà phê Arabica do ICE giám sát đã tăng lên mức cao nhất trong 2 năm rưỡi vào thứ Hai là 993.562 bao. Lượng tồn kho cà phê Robusta do ICE giám sát đã tăng lên mức cao nhất trong 3 tháng vào thứ Ba là 4.413 lô.
Dữ liệu tồn kho cà phê Arabica và Robusta trên Sở ICE. Ảnh: AretéPro
Phân tích kỹ thuật:
Giá Cà phê Arabica kỳ hạn tháng 3/2025 (KCEH25) tiếp tục giằng co vùng đỉnh. Trên khung H4, giá KCEH25 vẫn đang giằng co trong kênh có biên độ hẹp dần và đã tiến gần tới điểm “break”. Phiên hôm nay, các nhà giao dịch theo dõi tín hiệu phá vỡ vùng tích lũy này.
Xem thêm các thông tin hỗ trợ giao dịch tại chuyên mục: Tin tức thị trường và Phân tích đầu tư
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ – Thành viên Kinh doanh 001 của MXV
Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
Tel: 024.3552.7979
Facebook: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g