Giao dịch ngô là giao dịch hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn mặt hàng ngô trên sàn CBOT. Hiện nay, ngô là loại hàng hóa được giao dịch nhiều nhất trong nhóm nông sản cả trên thị trường Việt Nam và thế giới. Đây là loại hàng hóa có mức thanh khoản cao nhất trên thị trường hàng hóa phái sinh.
Ngô là mặt hàng có tính thanh khoản rất lớn
Ngô là một loại ngũ cốc có nguồn gốc từ Trung Mỹ, hợp đồng tương lai ngô được giao dịch lần đầu tiên vào năm 1877 trên sàn Chicago Board of Trade (CBOT) và là HĐTL nông sản phái sinh lớn nhất thế giới.
Hiện nay, mặt hàng ngô được giao dịch chủ yếu trên sàn CBOT, thuộc tập đoàn CME ở Hoa Kỳ.
Các thành phần tham gia thị trường bao gồm phần lớn nông dân, nhà máy chế biến nguyên liệu, nhà máy thức ăn chăn nuôi (56%); các quỹ đầu cơ chiếm 30% và 14% là các nhà đầu cơ cá nhân.
Tại Mỹ, khoảng 47% sản lượng ngô sẽ được cung cấp cho gia súc làm thức ăn chăn nuôi, 13% để xuất khẩu, làm thực phẩm cho con người khoảng 10% và 30% dùng để sản xuất ethanol.
Dân số toàn cầu ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu tiêu thụ thịt ngày càng lớn, thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu ngũ cốc dùng làm thức ăn chăn nuôi.
Một số yếu tố có thể gây tác động lên giá ngô
1. Cung – cầu trên thị trường
Nếu nguồn cung ngô cao hơn nhu cầu tiêu thụ ngô thì giá ngô sẽ giảm. Ngược lại, nếu nhu cầu tiêu thụ ngô cao mà nguồn cung ngô lại hạn chế thì giá ngô sẽ tăng.
Nhu cầu tiêu thụ ngô bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thay đổi như nhân khẩu học, tăng trưởng kinh tế hay hay đổi chế độ ăn uống và tiêu dùng. Khi dân số toàn cầu gia tăng đặc biệt các nước đang phát triển sẽ làm tăng đáng kể nhu cầu tiêu thụ thịt, cá, gia cầm trên thị trường từ đó thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ ngô do ngô là thức ăn chính cho chăn nuôi.
Ngoài ra, nhu cầu trên thị trường ngô lớn nhất hiện nay không thể không kể đến Trung Quốc. Nước này đã mua số lượng lớn ngô Mỹ trong thời gian gần đây, khi nhu cầu mua trên thị trường nhiều giá sẽ có xu hướng tăng. Bên cạnh đó, Trung Quốc đang tìm kiếm các nguồn năng lượng rẻ hơn và thân thiện với môi trường hơn. Cho nên nhiên liệu sinh học sẽ đóng một số vai trò quan trọng trong kế hoạch này.
2. Thời tiết và mùa vụ
Thời tiết và chất lượng mùa vụ có ảnh hưởng rất lớn đến yếu tố nguồn cung trên thị trường.
Ở Mỹ, ngô được trồng rộng rãi ở tất cả các bang, tuy nhiên, sản lượng lớn sẽ được tập trung ở khu vực Trung Tây hay còn gọi là “Vành đai ngô”. Ngô Mỹ được giao dịch phổ biến trên cả thị trường vật chất thực và thị trường phái sinh trên sàn CBOT và thế giới.
Vụ mùa ngô tại Mỹ đa số bắt đầu vào đầu tháng 3 (tùy từng tiểu bang), ở khu vực “vành đai ngô” thường sẽ bắt đầu vào tháng 4 và vào cuối tháng 5 ở khu vực phái Bắc Mỹ. Thời gian tăng trưởng tối đa tại các vùng trồng ngô chính thường sẽ rơi vào cuối tháng 8 và tháng 10 là lúc để thu hoạch. Giữa tháng 11 hầu hết ngô sẽ thu hoạch xong.
Thời tiết khô hạn, lượng mưa quá ít sẽ làm giảm năng suất ngô đồng nghĩa với việc nguồn cung ngô trên thị trường sẽ giảm. Mưa nhiều, lũ lụt cũng sẽ làm giảm sản lượng ngô thu hoạch từ đó là giảm nguồn cung ngô trên thị trường.
Tiến độ mùa vụ gieo trồng và thu hoạch nhanh hay chậm cũng sẽ gây ra ảnh hưởng đến nguồn cung ngô trên thị trường, qua đó tác động đến giá cả.
3. Các yếu tố đầu vào
Giá các yếu tố đầu vào thấp sẽ làm tăng lợi nhuận dự kiến sau thu hoạch, khuyến khích nông dân trồng nhiều ngô hơn, có khả năng tăng nguồn cung ngô trên thị trường. Bên cạnh đó, những cải tiến về phương pháp sản xuất, nguồn phân bón tốt hơn hay quản lý nguyên liệu hiệu quả hơn sẽ thúc đẩy năng suất thu hoạch.
4. Giá Ethanol
Giá ngô bắt đầu tăng đáng kể khi ngô được ứng dụng để sản xuất Ethanol. Ethanol được xem là nhiều liệu vận chuyển có chi phí thấp, là nhiên liệu sinh học để đốt cháy hiệu quả, sản phẩm phụ từ quá trình sản xuất Ethanol chứa nhiều chất đạm, giàu protein tạo ra nguồn thức ăn bổ dưỡng cho chăn nuôi. Nhờ vậy, nhu cầu sử dụng ngô gần như lên gấp đôi.
Các cối xay khô ở Mỹ chiếm hơn 50% sản lượng Ethanol thế giới và xuất khẩu cho khoảng 50 quốc gia trên thế giới. Khoảng 1/3 sản phẩm sinh học tạo ra từ quá trình sản xuất ethanol sẽ trở thành thức ăn chăn nuôi.
5. Giá USD
Giá USD sẽ có ảnh hưởng đến giá của tất cả các loại hàng hóa, đặc biệt là những hàng hóa được mua bằng dollar Mỹ. Ngô là loại ngũ cốc được giao dịch toàn cầu. Trong đó, Mỹ là nước xuất khẩu ngô nhiều nhất thế giới. Bởi vậy, khi USD giảm, các nước nhập khẩu sẽ có xu hướng mua ngô nhiều hơn từ đó dẫn đến giá ngô tăng.
6. Sản phẩm thay thế
Ngô và đậu tương là 2 sản phẩm thay thế bởi đều được sử dụng rất nhiều cho việc làm thức ăn chăn nuôi, do đó giá đậu tương sẽ tác động đến giá ngô.
Hơn nữa, cả hai sản phẩm này được trồng trong điều kiện thời tiết như nhau, nên nông dân sẽ lựa chọn một trong loại ngũ cốc này sản phẩm nào mang lại lợi nhuận cao hơn thì sẽ đầu tư.
Giả sử, khi người nông dân chọn trồng đậu tương thay vì ngô thì nguồn cung ngô sẽ thiếu hụt, dẫn đến giá ngô tăng cao và ngược lại.
6. Các yếu tố khác
Yếu tố trong chuỗi sản xuất: Mỗi giai đoạn trong chuỗi sản xuất ngô từ gieo trồng, tăng trưởng hoặc thu hoạch cho đến chất lượng, chế biến và xuất khẩu đều có tác động đến thị trường và giá sẽ biến động do các yếu tố cung cầu.
Các báo cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA): Báo cáo cung – cầu thế giới; Báo cáo bán hàng hàng ngày; Báo cáo xuất khẩu;…
Các tác động từ chính trị như chính sách thuế…
Các thông tin về Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn mặt hàng ngô giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam:
Sàn giao dịch
|
CBOT
|
|
Mã hàng hóa
|
ZCE
|
|
Độ lớn hợp đồng
|
5000 giạ/lot
|
|
Đơn vị yết giá
|
cent / giạ
|
|
Thời gian giao dịch
|
Thứ 2 – Thứ 6:
• Phiên 1: 07:00 – 19:45 • Phiên 2: 20:30 – 01:20 (ngày hôm sau) |
|
Bước giá
|
0.25 cents/giạ
|
|
Tháng đáo hạn
|
Tháng 3, 5, 7, 9, 12
|
|
Ngày đăng ký giao nhận
|
Ngày làm việc thứ 5 trước ngày thông báo đầu tiên
|
|
Ngày thông báo đầu tiên
|
Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền trước tháng đáo hạn
|
|
Ngày giao dịch cuối cùng
|
Ngày làm việc trước ngày 15 của tháng đáo hạn
|
|
Ký quỹ
|
Tùy từng thời điểm theo quy định của MXV
|
|
Giới hạn vị thế
|
Theo quy định của MXV
|
|
Biên độ giá
|
Giới hạn giá ban đầu
|
Giới hạn giá mở rộng
|
$0.40/giạ
|
$0.60/giạ
|
|
Phương thức thanh toán
|
Giao nhận vật chất
|
|
Tiêu chuẩn chất lượng
|
Ngô hạt vàng loại 1, loại 2, loại 3
|
Liên hệ tư vấn và mở tài khoản giao dịch hàng hóa phái sinh miễn phí – Hotline: 024.3552.7979.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ (84) 024.3552.7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.