Nhu cầu bạc toàn cầu sẽ tăng lên 1,029 tỷ ounce trong năm nay, cao hơn 15% so với năm 2020 và vượt ngưỡng 1 tỷ ounce lần đầu tiên kể từ năm 2015. Trong khi đó, nguồn cung chỉ tăng 5%, thị trường sẽ thiếu hụt khoảng 7 triệu ounce.
[Hữu ích cho nhà đầu tư]
> Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có
> Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 22/11/2021
> Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa
Nhu cầu sử dụng bạc sẽ tăng cao
Dự báo mới nhất này của Viện Nghiên cứu Bạc (Silver Institute) đã được điều chỉnh giảm nhẹ so với mức 1,033 tỷ ounce dự báo hồi tháng 4, nhưng vẫn là mức cao kỷ lục nhiều năm.
Theo đó, đại dịch Covid-19 làm giảm mạnh việc sử dụng bạc của các nhà sản xuất và thợ kim hoàn, nhưng lại làm tăng nhu cầu từ các nhà đầu tư muốn có một tài sản an toàn để vượt qua những bất ổn kinh tế.
Năm nay, với hầu hết các nền kinh tế trên thế giới thoát khỏi tình trạng bế tắc, nhu cầu bạc đã tăng trên diện rộng – từ các nhà sản xuất hàng hóa, bao gồm sản xuất tấm pin mặt trời và thiết bị điện tử, đến các nhà kim hoàn, nhà sản xuất đồ bạc và các nhà đầu tư bạc thỏi và đồng xu bạc. Nhu cầu trong lĩnh vực công nghiệp năm nay dẫn đầu đà tăng.
“Nhu cầu bạc trong lĩnh vực công nghiệp phục hồi sau đại dịch sẽ chứng kiến phân khúc này đạt mức nhu cầu cao mới, là 524 triệu ounce (Moz). Về một số phân khúc chính, chúng tôi ước tính rằng nhu cầu trong lĩnh vực quang điện sẽ tăng 13% lên hơn 110 Moz”, Viện Nghiên cứu bạc dẫn kết quả nghiên cứu của các nhà phân tích Metals Focus cho biết.
Báo cáo của Viện cũng cho hay, nhu cầu đối với bạc thỏi vật chất năm nay dự báo cũng sẽ tăng mạnh, thêm 34% hay 64 triệu ounce, lên 263 Moz.
“Tăng trưởng (nhu cầu) bắt đầu từ việc mua bán điên cuồng trên mạng xã hội trước khi lan sang các nhà đầu tư bạc truyền thống. Nhu cầu của Ấn Độ phản ánh tâm lý được cải thiện đối với giá bạc và nền kinh tế đang phục hồi. Nhìn chung, đầu tư vào bạc vật chất Ấn Độ được dự báo sẽ tăng gần gấp ba lần trong năm nay, sau khi sụt giảm trong năm 2020”, báo cáo của Viện cho biết.
Nhu cầu bạc trên giấy tờ dự báo cũng tăng, với tỷ lệ sở hữu các quỹ giao dịch trao đổi được hỗ trợ bằng bạc dự kiến sẽ tăng 150 Moz.
“Trong suốt năm 2021 và đến hết ngày 10/11, lượng bạc kỳ hạn mà các nhà đầu tư nắm giữ đã tăng 83 Moz, nâng tổng lượng bạc các nhà giao dịch đang sơ hữu trên giấy tờ trên toàn cầu lên 1,15 tỷ ounce, gần với mức cao kỷ lục 1,21 tỷ ounce hôm 2/2, lúc đỉnh điểm của ‘cơn bão’ truyền thông xã hội,” các nhà phân tích cho biết.
Nhu cầu đối với trang sức bạc và nguyên liệu bạc sản xuất đồ gia dụng dự kiến sẽ phục hồi một phần sau năm 2020 suy thoái, với mức tăng trưởng của năm 2021 đạt lần lượt 18% và 25%.
Các nhà phân tích nhận định, cả hai thị trường (trang sức và nguyên liệu sản xuất) sẽ được hưởng lợi từ sự hồi phục rõ rệt ở tất cả các quốc gia quan trọng, đặc biệt là ở Ấn Độ, khi nền kinh tế và tâm lý người tiêu dùng phục hồi nhanh hơn dự kiến, và khi các hạn chế chống Covid kết thúc kịp thời cho mùa lễ hội và đám cưới – mùa nhu cầu mạnh mẽ.
Lần đầu tiên sau 7 năm bạc bị thiếu hụt nguồn cung
Về phía nguồn cung, Metals Focus cho biết sản lượng khai thác được dự báo sẽ tăng 6% lên 829 triệu ounce. “Sự phục hồi đó phần lớn là kết quả của việc hầu hết các mỏ có thể hoạt động hết công suất sản xuất trong gần suốt cả năm sau khi bị gián đoạn kéo dài trong năm 2020 do đại dịch. Những quốc gia có sản lượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất vào năm ngoái, chẳng hạn như Peru, Mexico và Bolivia, năm nay đều hồi phục sản xuất”.
Cung – cầu bạc thế giới (ĐVT: triệu ounce)
Trên cơ sở cung – cầu, Viện Nghiên cứu Bạc dự báo thị trường bạc năm 2021 sẽ thiếu hụt 7 triệu ounce, là năm đầu tiên thiếu hụt kể từ 2015.
Những con số trên chưa bao gồm các quỹ giao dịch trao đổi (ETF) – lưu trữ bạc cho các nhà đầu tư, vì các quỹ này giữ bạc thỏi dùng trong bán buôn chứ không phải là bạc nguyên liệu sản xuất như mục đích của những người sử dụng khác.
Dựa trên số liệu cung cấp bởi các nhà tư vấn Metals Focus, Viện Nghiên cứu Bạc dự kiến các quỹ ETF sẽ tích trữ ít bạc hơn năm ngoái nhưng nhiều hơn mức bình thường trước khi đại dịch.
Giá bạc hiện giao dịch quanh mức 24 – 25 USD/ounce, dù giảm khỏi mức cao 30,03 USD đạt được vào tháng 2/2021, nhưng vẫn tăng so với khoảng 16-17 USD của những năm 2015-19. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 19/11, giá bạc kỳ hạn tháng 12 ở mức 24,78 USD/ounce.
Giá bạc sẽ còn bùng nổ hơn
Các nhà kinh tế cũng lưu ý rằng kim loại quý được hưởng động lực tăng giá mới sau khi lạm phát giá tiêu dùng ở Mỹ tăng lên mức cao nhất trong 31 năm.
Đó là lý do khiến Phillip Baker, Giám đốc điều hành của Hecla Mining, cho rằng nhu cầu 1 tỷ USD chỉ là bước khởi đầu, và cho biết ông kỳ vọng giá bạc sẽ tiếp tục xu hướng tăng mạnh khi các nhà đầu tư tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa lạm phát.
Ông nói: “Ngay bây giờ, chúng tôi đang thấy hậu quả của việc các nhà hoạch định chính sách cố gắng làm trơn tru hệ thống kinh tế của mình và tránh khủng hoảng…Kết quả là lạm phát tăng mạnh và nó dường như không phải là nhất thời.”
Theo ông Baker: “Không còn nghi ngờ gì nữa, với mong muốn có được năng lượng sạch, nhu cầu về bạc sẽ tiếp tục tăng và tăng với tốc độ nhanh hơn nhiều so với những gì chúng ta đã thấy trong quá khứ”. “Với tất cả nhu cầu đó, giá bạc sẽ ngày càng đắt hơn.”
Để xác định rõ mức tăng trưởng nhu cầu, ông Baker nói rằng thế giới sẽ cần có từ 7 đến 10 mỏ mới có quy mô tương đương với Green Creek ở Đông Nam Alaska. Khu mỏ này được dự báo sẽ sản xuất khoảng 10 triệu ounce bạc trong năm nay. Đây là một trong những nhà sản xuất bạc sơ cấp lớn nhất trên thế giới.
Reuters/DN&TT.
Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g