Kết thúc phiên giao dịch ngày 13/01, giá các mặt hàng năng lượng và nông sản CBOT giảm trở lại. Trong khi đó, bạch kim tăng rất mạnh hơn 4%, thị trường đang chờ đợi gói kích thích tài chính tiếp theo của Mỹ.
[Có thể bạn nên đọc]
> Giao dịch hàng hóa – xu hướng đầu tư năm 2021
> Năng lượng, kim loại, nông sản: Đâu mới là “miếng bánh lớn” trên thị trường hàng hóa
> Thay đổi mức ký quỹ giao dịch Dầu đậu tương từ 11/01/2021
Xăng dầu và khí tự nhiên đều quay đầu giảm nhẹ
Giá dầu thô Brent giảm 1,53 xuống 55,91 USD/thùng và dầu thô WTI giảm 0,56% xuống 52,91 USD/thùng.
Giá dầu giảm từ mức tăng mới đây, do lo áp lực lớn khi ổ dịch ở Trung Quốc bùng phát trở lại, khiến nước này phải phong tỏa hai thành phố ở gần Bắc Kinh. Trong khi số trường hợp nhiễm Covid-19 ở Châu Âu và Châu Mỹ vẫn gia tăng, gây ảnh hưởng đến nhu cầu nhiên liệu.
Bất chấp số liệu tồn trữ dầu thô hàng tuần giảm và sản lượng nhà máy lọc dầu tăng, giá dầu vẫn đi xuống. Theo báo cáo của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ, tồn trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh 3,2 triệu thùng trong tuần trước, giảm tuần thứ 5 liên tiếp, cao hơn dự kiến của các nhà phân tích giảm 2,3 triệu thùng.
Giá xăng RBOB cũng giảm 0,27% xuống còn 1,5488 USD/gallon do áp lực từ giá dầu thô và tồn kho xăng tăng.
Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm giảm 0,94% xuống 2,727 USD/MMBtu, do dự báo thời tiết tại Mỹ ôn hòa hơn và nhu cầu sưởi ấm trong tuần tới giảm, ngay cả khi giá trên toàn cầu gia tăng thúc đẩy xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đạt gần mức cao kỷ lục.
Ngoại trừ quặng sắt, các mặt hàng kim loại đều tăng giá
Nhóm kim loại quý được hỗ trợ do giá tiêu dùng tại Mỹ tăng và kỳ vọng các biện pháp kích thích tài chính từ chính quyền Joe Biden.
Hợp đồng bạch kim tăng rất mạnh 4,02% lên mức 1,110.7 USD/ounce, giá kim loại này được hỗ trợ bởi những số liệu khả quan trong doanh số và sản lượng xe hơi năm 2020 tại Trung Quốc tăng.
Giá bạc chỉ tăng nhẹ 0,54% lên 25,572 USD/ounce. Giá bạc và bạch kim hôm qua diễn biến trái chiều với giá vàng thế giới, bất chấp mức tăng của đồng USD. Thị trường đang rất kỳ vọng sau khi Joe Biden lên nắm quyền, nhu cầu về bạc sẽ tăng khi nó đóng vai trò là nguyên liệu chính cho việc tiêu thụ pin năng lượng mặt trời.
Bob Haberkorn – chiến lược gia thị trường cấp cao thuộc RJO Futures kỳ vọng nhiều biện pháp kích thích tài chính, lạm phát cao hơn dự kiến và hoạt động mua vào trú ẩn an toàn được thúc đẩy bởi môi trường chính trị tại Mỹ đã hỗ trợ giá kim loại quý.
Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 12/2020 tăng 0,4% sau khi tăng 0,2% trong tháng 11/2020.
Giá đồng trên sàn COMEX tăng nhẹ 0,32% lên 3,6170 USD/pound, do tồn trữ giảm và triển vọng nhu cầu trong năm nay tăng, làm lu mờ đồng USD tăng và nhu cầu từ nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc – tăng.
Tồn trữ đồng tại London giảm hơn 40% kể từ tháng 10/2020 xuống 102.550 tấn.
Nhà phân tích Michael Widmer thuộc BoA Securities cho biết, năm 2021 sẽ là 1 năm tăng trưởng cao hơn và nhu cầu đối với kim loại tăng mạnh, thêm vào đó là thị trường đồng thiếu hụt ít hơn, khi nhu cầu tăng lên 24,76 triệu tấn, tăng 6% so với năm 2020.
Quặng sắt là mặt hàng duy nhất giảm, ngược chiều vớ nhóm kim loại. Hợp đồng quặng sắt tháng 2 giảm 1,19% xuống 165,31 USD/tấn. Hãng thông tấn chính phủ Tân Hoa Xã cho biết, tính tới ngày 11/01, tồn kho quặng sắt tại 33 cảng lớn tại Trung Quốc ở mức 106.06 triệu tấn, giảm 1.31 triệu tấn so với thời điểm ngày 04/01.
Cà phê bất ngờ đảo chiều tăng, bông và cao su giảm nhẹ
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn ICE tăng 3,1% lên 125,25 cents/lb, do hoạt động đẩy mạnh mua vào và đồng Real Brazil tăng mạnh. Giá đã bị suy yếu trong phiên trước đó, chạm 1,1875 USD/lb – thấp nhất 1 tháng.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn ICE tăng 2,46% lên 15,84 US cents/lb, trong tuần trước đó giá đường tăng lên 16,33 US cent/lb – cao nhất 3,5 năm. Các nhà phân tích cho biết, sản lượng đường tại Thái Lan và EU giảm sẽ khiến nguồn cung thắt chặt và hỗ trợ giá đường.
Đồng Real Brazil tăng góp phần hỗ trợ cho các loại hàng hóa được niêm yết bằng đồng USD.
Giá cacao tăng nhẹ 0,04% lên 2,499 USD/tấn. Nguyên nhân do sự sụt giảm nhu cầu chocolate trên toàn cầu do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã dẫn đến việc 100,000 tấn cacao đang ứ đọng tại Bờ Biển Ngà. Tình trạng ứ đọng nguồn cung này tiếp tục gây áp lực lên tồn kho tại đất nước sản xuất cacao lớn nhất thế giới, sau khi các thương nhân tại châu Âu và Hoa Kỳ yêu cầu các đơn hàng được hoãn lại.
Cao su RSS3 trên sàn Osaka giảm nhẹ 0,21%. Giá cao su tại Osaka tương đối cao so với mức giá tại Thái Lan và các thị trường châu Á khác. Thêm vào đó là các trường hợp nhiễm Covid-19 tại nước mua hàng đầu – Trung Quốc – cũng làm gia tăng mối lo ngại về nhu cầu giảm.
Hợp đồng bông kỳ hạn tháng 3 giảm 0,95% xuống mức 80,92 cents/pound, sau áp lực chốt lời sau khi đã tăng liên tục 3 phiên trước đó. Ngoài ra, việc đồng USD tăng giá cũng góp phần khiến lực bán áp đảo thị trường ở phiên giao dịch ngày hôm qua.
Nông sản quay đầu giảm, ngoại trừ ngô
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/01, phần lớn các mặt hàng trong nhóm nông sản đều quay đầu giảm sau khi đã tăng mạnh trong phiên trước đó.
Giá đậu tương giảm 0.85% xuống còn 1406.25 cents/giạ. Đà giảm của giá được hạn chế bởi lực hỗ trợ của thông tin sản lượng đậu tương của Brazil trong niên vụ 2020/21 bị giảm dự báo và đơn hàng xuất khẩu bán gần 500,000 tấn đậu tương sang một nước giấu tên của Mỹ.
Giá khô đậu tương cũng giảm 1.74% xuống chỉ còn 457.3 USD/tấn Mỹ. Giá dầu đậu tương giảm 1% xuống còn 42.18 cents/pound trước đà giảm của giá đậu tương và của thị trường dầu cọ thế giới.
Giá lúa mỳ giảm 0.68% xuống còn 660.5 cents/giạ do lực bán chốt lời. Thông tin Bộ Nông nghiệp Nga dự kiến tăng thuế xuất khẩu lúa mỳ lên 45 Euro/tấn từ ngày 15/03 không đủ khả năng hạn chế đà giảm của giá.
Ngô là mặt hàng duy nhất tăng giá trong phiên 13/01 với mức tăng 1.35% lên 524 cents/giạ, tiếp tục được hỗ trợ bởi thông tin tồn kho ngô Mỹ giảm trong báo cáo WASDE của Bộ Nông nghiệp Mỹ ngày hôm qua.
Thêm vào đó, USDA điều chỉnh giảm ước tính sản lượng ngô Mỹ niên vụ 2020/21 thấp hơn so với kỳ vọng và giảm triển vọng tồn trữ cuối niên vụ.
Nguồn cung ngô toàn cầu đăng bị thắt chặt.
Theo dõi thêm các tin tức nổi bật về thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh tại chuyên mục: Tin tức Thị trường.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: (84) 024.3552.7979.
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình.
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa.
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.