PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ, TIN NỔI BẬT

Trọn bộ kiến thức cơ bản về thị trường giao dịch hàng hóa

Trọn bộ kiến thức cơ bản về thị trường giao dịch hàng hóa

Bài viết tổng hợp các kiến thức cần thiết về thị trường giao dịch hàng hóa dành cho các nhà đầu tư mới!

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Giao dịch Spread – loại hình đầu tư hạn chế rủi ro

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 10/06/2021

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Trọn bộ kiến thức cơ bản về thị trường giao dịch hàng hóa

Khái niệm giao dịch hàng hóa

Giao dịch hàng hóa là hình thức đầu tư kiếm tiền bằng cách mua/bán các hợp đồng hàng hóa để kiếm lời dựa trên chênh lệch giá. 

Đối với các nhà đầu tư Việt Nam, cho đến thời điểm hiện tại, có 2 chiến lược đầu tư phổ biến là giao dịch các hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn và giao dịch Spread.

Giao dịch hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn hàng hóa (futures contract) là giao dịch mua/bán một loại hợp đồng đã được tiêu chuẩn hóa tại một thời điểm định trước trong tương lai (kỳ hạn nhất định), nhằm mục đích kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá giữa thời điểm mua – bán hợp đồng này.

Ví dụ, nhà đầu tư chọn mua 1 LOT Ngô lúc 15h ngày 11/06 với mức giá 680 cents/giạ, đến phiên tối, giá Ngô có thời điểm tăng lên 700 cents/giạ, nhà đầu tư có thể bán đi để kiếm lời.

Giao dịch Spread là một chiến lược kinh doanh giao dịch các hợp đồng chênh lệch giá, trong đó, nhà đầu tư kiếm tiền bằng cách đồng thời mua một hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn (futures contract) và bán một hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn khác, nhằm mục đích kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá giữa hai hợp đồng. Với phương thức giao dịch này, ở cùng một thời điểm, nhà đầu tư thực hiện đồng thời việc mua và bán hai hợp đồng kỳ hạn khác nhau.

Chiến lược này gồm 3 loại giao dịch:

+ Giao dịch liên kỳ hạn (Inter-month) – thường nhắc đến dưới dạng calendar spreads – là chiến lược mua và bán hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn của cùng một loại hàng hóa nhưng khác tháng đáo hạn. Ví dụ, nhà đầu tư giao dịch cặp Spread Ngô CBOT kỳ hạn tháng 07/2021 và kỳ hạn tháng 09/2021. Tức là, nhà đầu tư nắm giữ vị thế mua hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn Ngô tháng 07/2021 và vị thế bán hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn Ngô tháng 09/2021

+ Giao dịch liên hàng hóa (Inter-commodity) là chiến lược mua và bán đồng thời các hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn của cùng một tháng kỳ hạn nhưng giữa các mặt hàng khác nhau. Các mặt hàng này thường có mối liên hệ với nhau, hoặc có thể thay thế nhau. Chẳng hạn, nhà đầu tư giao dịch cặp Spread Lúa mỳ kỳ hạn tháng 12/2021 và Ngô kỳ hạn tháng 12/2021. Tức là, nhà đầu tư nắm giữ vị thế bán với hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn Lúa mỳ tháng 12/2021 và vị thế mua với hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn Ngô tháng 12/2021, bởi Ngô và Lúa mỳ là 2 sản phẩm có thể thay thế nhau trong thức ăn chăn nuôi. 

+ Giao dịch liên Sở (Inter-exchange) là giao dịch mua bán các cặp hàng hóa giống nhau được niêm yết trên các Sở giao dịch có liên thông.

Thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam hiện nay

Thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam được tổ chức và quản lý bởi Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) do Bộ Công Thương cấp phép. MXV thực hiện kết nối liên thông với các Sở giao dịch hàng hóa nước ngoài, cung cấp công cụ cho các nhà đầu thực hiện giao dịch. Cho tới thời điểm hiện tại, thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam chưa triển khai tổ chức giao nhận hàng hóa vật chất thực.

Các Sở giao dịch đã liên thông với MXV bao gồm: Sở giao dịch hàng hóa Chicago thuộc Tập đoàn CME (CME Group), bao gồm bốn sàn giao dịch lớn là: CME, CBOT, NYMEX và COMEX; Sở giao dịch liên lục địa (ICE US và ICE EU); Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE); Sở giao dịch Singapore (SGX); Sở Giao dịch hàng hóa Bursa Malaysia (BMDX).

Giao dịch hàng hóa Việt Nam từng bước nổ rộ trong 3 năm qua, với giá trị giao dịch tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam mỗi ngày đạt trên 3000 tỷ đồng. MXV luôn tập trung vào việc hoàn thiện, phát triển và mở rộng thị trường. Thị trường Việt Nam liên tiếp được mở rộng thêm nhiều sản phẩm mới, tiêu biểu như việc triển khai giao dịch Spread từ ngày 10/06/2021 và sắp tới là kết nối liên thông với Sở giao dịch Kim loại lớn nhất thế giới – LME.

Những ai có thể tham gia giao dịch hàng hóa?

– Nhà phòng vệ: bao gồm những người nông dân, người sản xuất, doanh nghiệp tìm đến thị trường giao dịch hàng hóa với mục đích muốn chuyển giao rủi ro, bảo hộ giá trước biến động của thị trường. Nhóm đối tượng này trực tiến giao nhận hàng hóa vật chất thật.

– Nhà đầu tư: là người bán hoặc người mua tham gia vào giao dịch hàng hoá với mục đích thực hiện các lệnh giao dịch để kiếm lời dựa trên chênh lệch giá hay biến động thị trường. Nhóm đối tượng này chỉ giao dịch mua/bán các hợp đồng tương lai, kỳ hạn để ăn chênh lệch chứ không giao nhận hàng hóa thật.

– Nhà môi giới: hoạt động độc lập hoặc đại diện cho công ty môi giới lớn, kiếm tiền nhờ khoản phí hoa hồng của những người trực tiếp giao dịch hàng hóa.

Danh mục đầu tư hàng hóa đa dạng

Trên thị trường hàng hóa tại Việt Nam hiện đang được triển giao dịch dịch 26 mặt hàng thuộc 4 nhóm hàng hóa chính là: Nông sản; Nguyên liệu công nghiệp; Kim loại và Năng lượng.

– Nông sản: Ngô, ngô mini, lúa mỳ, lúa mỳ mini, đậu tương, đậu tương mini, khô đậu tương, dầu đậu tương.

– Nguyên liệu công nghiệp: Cao su RSS3, cà phê Arabica, cà phê Robusta, đường trắng, đường thô, cacao, bông, dầu cọ thô.

– Kim loại: Bạc, đồng, quặng sắt, bạch kim.

– Năng lượng: Dầu thô WTI, dầu WTI mini, khí gas tự nhiên, Xăng RBOB, dầu thô Brent, dầu ít lưu huỳnh.

Một số khái niệm về giao dịch hàng hóa mà nhà đầu tư cần biết

1. Ký quỹ

Ký quỹ là khoản tiền mà nhà đầu tư phải nộp để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng khi giao dịch. Đây không phải là phần tiền thanh toán trả trước của toàn bộ hợp đồng mà là khoản tiền bảo đảm sẽ thực hiện nghĩa vụ tại thời điểm đáo hạn.

Mỗi loại mặt hàng sẽ có từng mức ký quỹ khác nhau là thay đổi theo từng thời điểm do biến động của thị trường. Riêng đối với chiến lược giao dịch Spread, mức ký quỹ khi giao dịch sẽ thấp hơn đối với mức ký quỹ khi giao dịch hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn.

Các loại ký quỹ trong giao dịch hàng hóa:

  • Ký quỹ ban đầu (Initial Margin – IM): Là mức ký quỹ tối thiểu mà nhà đầu tư phải có trong tài khoản giao dịch để đủ điều kiện thực hiện vị thế mở.
  • Ký quỹ duy trì (Maintenance Margin – MM): Là mức tối thiểu cần có trong tài khoản giao dịch để duy trì vị thế mở.
  • Ký quỹ biến đổi (Variation Margin – VM): Khoản tiền nộp thêm cho Thành viên kinh doanh khi dưới mức yêu cầu
  • Ký quỹ giao nhận hàng hóa (Delivery Margin – DM): Là mức ký quỹ tối thiểu mà nhà đầu tư phải có trong tài khoản giao dịch khi có ý định giao nhận hàng hóa.
  • Ký quỹ đặc biệt (Special Margin – SM): Tại những thời điểm đặc biệt biến động của thị trường toàn cầu.
  • Ký quỹ bù trừ (Clearing Margin – CM): Áp dụng cho Thành viên kinh doanh.

2. Vị thế mở

Là tổng khối lượng hợp đồng phát sinh trong giao dịch nhưng chưa được thực hiện tất toán hoặc thực hiện nghĩa vụ giao nhận.

3. Khái niệm LOT

LOT là cách gọi tắt khối lượng hàng hóa cơ sở tham gia vào giao dịch trên phần mềm giao dịch. Ví dụ, 1 lot Ngô tương ứng 5.000 giạ.

4. Độ lớn hợp đồng

Là lượng hàng hóa cơ sở được giao dịch trong mỗi hợp đồng. Ví dụ, độ lớn hợp đồng của Dầu thô WTI là 500 thùng/lot.

5. Biên độ giao động giá

Là khoảng dao động tối đa của hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn trong ngày giao dịch. 

6. Phí giao dịch

Là khoản tiền phí dịch vụ khách hàng phải trả để được giao dịch từng hợp đồng tương lai. Phí giao dịch hiện nay được MXV quy định khoảng 300.000 – 350.000đ/lot tùy từng sản phẩm. 

Ưu điểm của thị trường giao dịch hàng hóa

Thứ nhất, tính thanh khoản cao: Thị trường giao dịch toàn cầu, liên thông trực tiếp với các Sở giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới. Giao dịch mua bán được thực hiện 2 chiều, nhà đầu tư vẫn có thể kiếm được tiền khi thị trường lên hay xuống.

Thứ hai, đòn bẩy cao, không lãi suất: nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra mức ký quỹ ban đầu khoảng từ 5 – 15% giá trị thực của hợp đồng. Giao dịch cho phép bán khống nên nhà đầu tư dễ dàng kiếm lợi nhuận hơn.

Thứ ba, pháp lý minh bạch, rõ ràng: Là hoạt động đầu tư đã được Bộ Công Thương cấp phép theo Thông tư số 51, thị trường giao dịch hàng hoá cung cấp đầy đủ các thông tin về sản phẩm niêm yết, giúp người mua được giá chuẩn xác nhất.

Thứ tư, thời gian giao dịch linh hoạt, chủ động: Khung thời gian giao dịch linh hoạt để nhà đầu tư lựa chọn: giao dịch các phiên sáng – tối trong tuần và nghỉ giao dịch các ngày thứ bảy, chủ nhật.

Thứ năm, tiền có thể rút về tài khoản nhanh chóng mà không mất nhiều thời gian chờ.

Thứ sáu, giao dịch trực tuyến bằng phần mềm mọi lúc, mọi nơi với thủ tục nhanh chóng, đơn giản.

Thứ bảy, danh mục đầu tư đa dạng: Thị trường giao dịch hàng hóa vừa là công cụ giúp nhà đầu tư phòng hộ, hạn chế rủi ro vừa tối đa hóa lợi nhuận. Các loại hợp đồng và mặt hàng đa dạng phù hợp với từng mục đích của mỗi nhà đầu tư.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa phái sinh 

Cũng như các thị trường khác, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa, bao gồm: 

Thứ nhất, quy luật cung cầu trên thị trường. Nếu cung cao hơn cầu thì giá giảm, ngược lại cung thấp hơn cầu thì giá tăng.

Thứ hai, các yếu tố về địa lý, điều kiện thời tiết, tính chất mùa vụ,…

Chẳng hạn như: Các mặt hàng nông sản bị phụ thuộc vào thời tiết như lũ lụt, hạn hán gây ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, chất lượng cây trồng. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, chất lượng cây trồng tốt, nguồn cung dồi dào thì mức giá sẽ giảm. Ngược lại, nếu vì nguyên do nào đó mà thị trường bị thiếu hụt, khan hiếm thì giá sẽ bị đẩy lên cao.

Thứ ba, các yếu tố chính trị, thương mại giữa các quốc gia, có thể ảnh hưởng đến nhu cầu, xuất – nhập khẩu, thuế, giá cả hàng hóa…

Thứ tư, giá trị của hàng hóa và tác động từ thị trường liên quan. Giá trị hàng hóa sẽ tỷ lệ thuận với giá cả hàng hóa. Hàng hóa có giá trị càng cao, càng hiếm, càng quan trọng và khó sản xuất thì giá cả càng lớn và ngược lại (như vàng, dầu thô,…).

Hướng dẫn mở tài khoản, sử dụng phần mềm và giao dịch hàng hoá đơn giản

1. Các bước giao dịch hàng hoá tại nhà:

› Bước 1: Tìm hiểu các kiến thức về thị trường giao dịch hàng hóa.

› Bước 2: Lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ giao dịch uy tín.

› Bước 3: Đăng ký mở tài khoản giao dịch miễn phí.

› Bước 4: Cài đặt phần mềm giao dịch, trải nghiệm sử dụng demo.

› Bước 5: Nộp tiền ký quỹ ban đầu.

› Bước 6: Bắt đầu giao dịch, tiến hành các lệnh mua/bán hợp đồng tương lai hàng hóa trên phần mềm.

2. Cách mở tài khoản giao dịch:

Để mở tài khoản giao dịch hàng hóa phái sinh, Quý khách vui lòng điền đầy đủ mọi thông tin theo đường link tại đây.

– Họ và Tên *

– Số điện thoại liên hệ *

– Email liên hệ *

Lưu ý: Các thông tin sẽ chỉ phục vụ cho việc mở tài khoản và giao dịch của khách hàng, không phát tán và sử dụng thông tin cá nhân của Quý khách cho các mục đích khác.

3. Cách sử dụng phần mềm giao dịch:

Hệ thống phần mềm CQG được tạo ra bởi Công ty CQG nhằm cung cấp giải pháp giao dịch trực tuyến an toàn và hiệu quả cho các nhà đầu tư. Bao gồm: CQG Desktop, CQG Trader và CQG Mobile.

GIAO DỊCH TRÊN CQG DESKTOP

Các nhà đầu tư có thể dùng trình duyệt mạng truy cập trực tiếp địa chỉ <https://m.cqg.com>

GIAO DỊCH TRÊN CQG TRADER

Bước 1: Khách hàng cài đặt Microsoft.Net Framework 4.7.5+ (Đối với Windows 10 thì khách hàng không cần cài đặt).

Bước 2: Dùng trình duyệt mạng truy cập vào trang chủ của CQG hoặc truy cập trực tiếp địa chỉ:

<https://www.cqg.com/support/downloads>

Bước 3: Khách hàng truy cập đường link để tải về file cài đặt phần mềm giao dịch CQG Trader

Bước 4: Quá trình cài đặt hoàn tất,cửa sổ đăng nhập sẽ hiện ra và biểu tượng CQG Trader sẽ tự động tạo ra trên màn hình chính máy tính. Ở lần sau quý khách hàng chỉ cần nhấn vào biểu tượng này.

GIAO DỊCH TRÊN ĐIỆN THOẠI

Tùy vào từng hệ điều hành, chọn tệp tin cài đặt tương ứng:

– Nếu quý khách hàng sử dụng nền tảng IOS thì truy cập đường dẫn sau:

<https://apps.apple.com/us/app/cqg/id1084408963>

– Nếu quý khách hàng sử dụng nền tảng Android thì truy cập đường dẫn sau:

<https://play.google.com/store/apps/details?id=com.cqg.cqgm2.prod&hl=en_US>

Hướng dẫn sử dụng phần mềm CQG tại đây.

Giao dịch hàng hóa là thị trường đầu tư thông minh, hạn chế rủi ro và mang lại nhiều lợi nhuận có các nhà đầu tư. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm, hãy liên hệ vui lòng liên hệ hotline 024.3552.7979 để được tư vấn và hỗ trợ!


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ (84) 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.

Bài viết liên quan

Trả lời