Các nhà đầu tư đã thực sự hiểu rõ về đặc điểm của thị trường giao dịch hàng hóa? Để giao dịch thành công, nhà đầu tư cần phải am hiểu về thị trường và trang bị cho mình thật vững các kiến thức cũng như kỹ năng phân tích.
[Hữu ích cho nhà đầu tư]
> Giao dịch Spread – loại hình đầu tư hạn chế rủi ro
> Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 22/07/2021
> Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa
Giao dịch hàng hóa là gì?
Giao dịch hàng hóa là giao dịch mà khách hàng thực hiện mua, bán một khối lượng hàng hóa với mức giá định trước và thời điểm giao nhận hàng được thực hiện trong tương lai.
Đặc điểm của giao hàng hóa
– Giao dịch theo khối lượng LOT (Giá trị LOT tùy thuộc từng mặt hàng). Ví dụ: 1 LOT Dầu Brent = 1.000 thùng; 1 LOT Cà phê Robusta = 10 tấn.
– Ký quỹ giao dịch 1/10 – 1/20 giá trị lô hàng. Hay nói cách khác là sử dụng đòn bẩy tài chính với tỷ lệ 1:10, 1:20 NĐT có thể dùng số vốn nhỏ để giao dịch với lô hàng hóa giá trị lớn hơn vài chục lần.
– Giao dịch 2 chiều: Ngoài việc đóng vai trò là người mua như các thị trường khác, giao dịch hàng hóa cho phép NĐT “bán khống” dựa vào hợp đồng giao dịch.
– Lợi nhuận đầu tư sinh ra từ chênh lệch giá.
– Các giao dịch mua bán được công nghệ hóa và thực hiện giao dịch trên phần mềm CQG và thị trường do Sở Giao dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV) quản lý.
– MXV liên thông với các Sở giao dịch hàng hóa các nước trên toàn thế giới xác lập giá hàng hóa dựa vào cung cầu khách quan.
– Thị trường giao dịch từ Châu Á, Châu Âu đến Châu Mỹ đều được liên thông cơ sở dữ liệu với nhau tạo thành vòng tròn giao dịch liên tục 24h.
– Thị trường không có độ trễ, giá giao dịch là giá thực ở thời điểm hiện tại.
Các loại phân tích trong thị trường giao dịch hàng hóa
Đầu tư hàng hóa là kênh đầu tư an toàn, minh bạch và đang được giới đầu tư rất quan tâm. Tuy nhiên, để có thể thu lại lợi nhuận lớn, kênh đầu tư này đòi hỏi nhà đầu tư cần có các kỹ năng vững vàng, đặc biệt là kỹ năng phân tích thị trường.
Phân tích kỹ thuật
Để giao dịch tốt thì phân tích kỹ thuật như một công cụ quyết định thành công. Những con số thường nhấp nháy trên bảng giá từ đâu mà có? Những cây nến xanh, nến đỏ trên mô hình phân tích kỹ thuật là gì? Các đường chỉ báo, mô hình biểu thị những gì? Khi hiểu được bản chất của những công cụ chúng ta sử dụng thì mới có thể áp dụng đúng cách để có xác suất chiến thắng cao.
Phân tích cơ bản
Giá cả sinh ra nhờ cung cầu của các sản phẩm giao dịch. Vậy cung cầu do những yếu tố nào quyết định?
Để phân tích thị trường thì chỉ phân tích kỹ thuật thôi vẫn chưa đủ, bạn phải biết được đặc thù của từng sản phẩm và sản phẩm nào cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm bạn đang giao dịch. Đó chính là các yếu tố phân tích cơ bản. Ví dụ dầu đậu tương thì cạnh tranh trực tiếp với dầu cọ bởi chúng là những sản phẩm có chức năng có thể thay thế cho nhau. Vậy nếu giá dầu cọ tăng thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng tìm đến dầu đậu tương để thay thế nếu giá rẻ hơn.
Bên cạnh đó là các yếu tố liên quan đến thời tiết, khí hậu ảnh hưởng tới sản lượng của sản phẩm. Tin tức kinh tế như lạm phát, chiến tranh thương mại hay chiến tranh vũ khí sẽ ảnh hưởng như thế nào tới giá cả hàng hóa? Việc bạn trả lời những câu hỏi này chính là việc bạn đang phân tích thị trường trong đầu tư hàng hóa.
Tìm hiểu và nhận tư vấn về giao dịch hàng hóa vui lòng liên hệ hotline: 024.3552.7979 hoặc mở tại khoản: Tại đây.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
Tel: 024.3552.7979
Facebook: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g