TIN NỔI BẬT, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Giao dịch trên thị trường nông sản vẫn đang đi lên

Thị trường nông sản

Kết thúc ngày giao dịch 03/11, các mặt hàng trên thị trường nông sản đồng loạt tăng, bất chấp việc vẫn chưa có thêm các đơn hàng mới từ Trung Quốc do nước này đang chờ đợi kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay.

Đậu tương hồi phục vào thứ Ba nhưng lại giảm giá vào thứ Tư

Giá đậu tương Chicago kỳ hạn giảm 0,2% vào đầu phiên vào thứ Tư, sau khi tăng hơn 1% trong phiên trước do nhu cầu mạnh và tiến độ thu hoạch thấp hơn dự kiến ​​của Mỹ.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 03/11, đậu tương tăng cao khi Brazil, nước xuất khẩu đậu nành lớn nhất thế giới, đang mua nguồn cung của Mỹ khi nước này vật lộn với giá lương thực nội địa tăng. Hợp đồng đậu tương kỳ hạn tháng 1/2021 đóng cửa tăng 1,14% lên mức 391,1 USD/tấn nhờ thông tin Brazil đã mua lô hàng 38.000 tấn đậu tương của Mỹ.

Diễn biến hợp đồng đậu tương

Diễn biến hợp đồng đậu tương. Nguồn: Tradingview.

Tuy nhiên, thị trường vẫn quan ngại về việc thiếu hụt nguồn cung trong thời gian tới do tiến độ vụ thu hoạch chậm hơn so với dự kiến và mức lực bán kỹ thuật 1070 là yếu tố khiến giá giảm lại.

Giá đậu tương phục hồi cùng với việc dầu thô cũng tăng mạnh trở lại ở 2 phiên vừa qua kéo theo giá dầu đậu tương cũng tăng mạnh, mức tăng 1,78% lên mức 744,7 USD/tấn. Giá khô đậu tương chỉ tăng nhẹ 0,56% đóng cửa ở mức 415,8 USD/tấn.

Dự đoán nhập khẩu đậu tương niên vụ 20/21 của Trung Quốc sẽ thấp hơn (đạt khoảng 95 triệu tấn) do tồn kho đang ở mức cao. Từ tháng 10 năm ngoái đến hết tháng 8 năm nay, Trung Quốc đã nhập khẩu mức kỷ lục 61,4 triệu tấn đậu tương từ Brazil.

Ngô dao động quanh vùng kháng cự 400

Ngô tăng mạnh ngay khi mở cửa phiên sáng với mức tăng gần 7 cents sau đó dao động quanh vùng giá kháng cự tâm lý 400 và đóng cửa ở mức 157,9 USD/tấn, cao hơn 0,88% so với phiên đầu tuần. 

Diễn biến hợp đồng Ngô CBOT

Diễn biến hợp đồng Ngô CBOT. Nguồn: Tradingview

Thu hoạch ngô tại Mỹ đang bước vào giai đoạn kết thúc, dự báo thời tiết khô ráo ở khu vực Vành đai ngô – Trung Tây trong sáu ngày tới, cho phép các nhà sản xuất hoàn thành thu hoạch ngô sớm sẽ gây sức ép đối với giá ngô. Tiến độ gieo trồng tại Brazil và Argentina cũng đang được chú ý. 

Chính phủ Brazil cho biết, xuất khẩu ngô tại nước này đạt 5,15 triệu tấn trong tháng 10, so với 6 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái.

Hãng tư vấn IHS Markit hạ dự báo sản lượng ngô niên vụ 2020/21 về mức 14,5 tỷ giạ, từ mức 14,8 tỷ giạ trong dự đoán hồi đầu tháng 10.

Các thông tin triệt tiêu nhau giúp giá lúa mì giữ vững

Giá lúa mì hầu như không đổi vẫn giữ mức 223,4 USD/tấn. Theo số liệu từ Refinitiv, giao hàng lúa mì mềm tại Pháp sang các nước nằm ngoài khu vực EU trong tháng 10 ước tính đạt 703.000 tấn, một phần nhờ vào khối lượng xuất khẩu sang Trung Quốc ở mức cao kỳ lục là yếu tố hỗ trợ giá lùa mì. Tuy nhiên, thông tin nhu cầu tiêu thụ có thể bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và lũy kế xuất khẩu lúa mì tại các nước Châu Âu thấp hơn niên vụ trước đã tạo sức ép triệt tiêu tăng giá trong phiên hôm qua.

Cuộc đua vào nhà Trắng ở Hoa Kỳ vẫn đang rất sít sao. Một số nhà phân tích cho rằng kết quả này sẽ không ảnh hưởng đến lượng mua ngũ cốc gần đây từ nhà nhập khẩu hàng đầu Trung Quốc.

Theo dõi thêm các tin tức nổi bật về thị trường hàng hóa phái sinh tại chuyên mục: Tin tức Thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ (84) 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.

Bài viết liên quan

Trả lời