Bạn có biết mỗi cốc cà phê buổi sáng, xăng dầu đi lại của chiếc xe hay những hàng hóa thiết yếu hàng ngày đều mang giá trị phái sinh giúp chúng ta có thể giao dịch kiếm lời. Tuy nhiên, giao dịch hàng hóa là gì? Hình thức giao dịch hàng hóa ra sao? Điều này không phải ai cũng nắm rõ, hãy cùng Finvest tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
[Có thể bạn nên đọc]
- Khái niệm thị trường hàng hóa, các loại thị trường hàng hóa
- Sở giao dịch hàng hóa là gì? Lịch sử ra đời của thị trường hàng hóa
- Phần mềm giao dịch hàng hóa phái sinh được sử dụng phổ biến hiện nay
Giao dịch hàng hóa là gì?
Giao dịch hàng hóa
Giao dịch hàng hóa là hình thức mua bán các sản phẩm hoặc nguyên vật liệu thô được sử dụng trong thương mại như lúa mì, ngô, đường,… Các sản phẩm này được tiêu chuẩn hóa về chất lượng và giá cả để thực hiện giao dịch trên các sàn giao dịch hàng hóa phái sinh.
Giá trị của giao dịch hàng hóa phái sinh dựa trên giá trị thực của các loại tài sản cơ sở. Dù được sản xuất ở đâu thì hai đơn vị hàng hóa tương đương sẽ có tiêu chuẩn giá trị và chất lượng như nhau do Sở giao dịch hàng hóa quy định.
Yếu tố tác động đến giá hàng hóa trong giao dịch
Tùy vào từng loại hàng hóa khác nhau, trader có thể lưu ý đến các yếu tố tác động giá hàng hóa trên thị trường thay đổi như thế nào? Giá cả biến động mạnh do mức cung và cầu thay đổi hay do chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như đồng USD, sản phẩm thay thế hoặc thời tiết…
Nguồn cung trong giao dịch hàng hóa
Nguồn cung cấp hàng hóa bị ảnh hưởng nhiều nhất là các chính sách của chính phủ, sau đó là các yếu tố khác như thời tiết, chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai,…
Chẳng hạn: Vụ nhà máy sản xuất dầu lớn nhất Saudi Arabia bị tấn công bởi máy bay không người lái vào ngày 14/9/2019. Sản lượng dầu giảm 5 triệu thùng/1 ngày, tương đương 50% sản lượng dầu hiện tại và 5% nguồn cung dầu thô trên thế giới.
Theo số liệu thống kê, giá dầu ngày 16/9/2019:
- Giá dầu thô Brent tăng mạnh từ 60,42 tối ngày 13/09 lên 72,19 ngày 16/09 – tăng đến 19,4%.
- Giá dầu thô WTI tăng lên 15,5% – từ 54,79 lên 63.28.
Trong khi nguồn cung dầu thô giảm nhưng nguồn cầu tăng nên các tổ chức tài chính và thương mại đã tranh giành hàng hóa dẫn tới sự khan hiếm hàng hóa khiến giá tăng lên mạnh. Nguyên nhân là do chính sách trừng phạt kinh tế và tình hình Trung Đông đang khá căng thẳng khi Saudi Arabia chiếm tới 1/5 trữ lượng dầu thế giới
Nguồn cầu trong giao dịch hàng hóa
Sự thay đổi thói quen mua sắm và sức khỏe của nền kinh tế là yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cầu giao dịch hàng hóa.
Ví dụ:
Thói quen tiêu thụ đường đã thay đổi, nhu cầu mua đường bị giảm. Năm 2010, giá đường giảm mạnh, sau đó tăng lên từ tháng 9/2015 – 9/2016 do sự khan hiếm toàn cầu. Khi nguồn cung đường bị gián đoạn bởi sản lượng sản xuất đường tại Brazil giảm sẽ khiến đường trở nên ‘khan hiếm’ và giá tăng lên.
Bên cạnh đó, sự thay đổi thời tiết cũng làm cho giá đường tăng lên nhưng nhu cầu tiêu thụ lại đóng vai trò quan trọng nhất nên giá đường vẫn giảm xuống.
Mối quan hệ giữa giao dịch Hàng hóa và USD
USD là đồng tiền dự trữ của thế giới và hàng hóa trên thị trường được định giá bằng USD. Khi giá trị USD giảm thì cần nhiều USD để mua hàng hóa, giá hàng hóa trong USD sẽ cao hơn.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID, vàng được xem là tài sản trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư khi giá trị USD giảm. Các trader đã chuyển sang đầu tư vàng, khiến giá vàng tăng mạnh so với các loại hàng hóa khác.
Sản phẩm thay thế trong giao dịch hàng hóa
Xu hướng tìm kiếm các sản phẩm thay thế có giá rẻ hơn khi giá của một hàng hóa ngày càng đắt. Nếu tìm được sản phẩm phù hợp, họ sẽ bắt đầu mua và nhu cầu tiêu thụ hàng hóa hiện tại sẽ giảm, khiến giá hàng hóa giảm xuống.
Ví dụ, đồng được ứng dụng trong công nghiệp. Khi giá đồng tăng lên, nhiều nhà sản xuất đã bắt đầu dùng nhôm để thay thế.
Lựa chọn sàn giao dịch hàng hóa uy tín
Hiện nay, FINVEST là công ty giao dịch hàng hóa phái sinh hàng đầu tại Việt Nam, được Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam cấp phép hoạt động. Chúng tôi hiện có 19 mặt hàng chia thành bốn nhóm: Nông sản, kim loại, nguyên liệu công nghiệp và nhóm hàng năng lượng. Trader có thể đầu tư với danh sách các loại hàng hóa được niêm yết trên Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV):
1. Hàng hóa nông sản (Agricultural Commodity)
-
Lúa mì (Wheat)
-
Đậu tương (Soybean)
-
Khô đậu tương (Soybean Meal)
-
Dầu đậu tương (Soybean Oil)
- Ngô (Corn)
2. Hàng hóa năng lượng (Energy Commodity)
-
Dầu thô Brent (Brent Crude Oil)
-
Dầu thô WTI Crude Oil (Dầu thô WTI)
-
Khí thiên nhiên (Natural Gas)
- Xăng pha chế RBOB (RBOB Gasoline)
3. Hàng hóa kim loại (Metal Commodities)
-
Quặng sắt (Iron Ore)
-
Đồng (Copper)
-
Bạch kim (Platinum)
-
Bạc (Silver)
4. Hàng hóa nguyên liệu công nghiệp (Softs and other raw material)
-
Đường 11 (Sugar 11)
-
Đường trắng (Sugar White)
-
Cao su RSS3 (RSS3 Rubber)
-
Cà phê Arabica (Arabica Coffee)
-
Ca cao (Cocoa)
-
Bông (Cotton)
Cách giao dịch hàng hóa tại FINVEST
Để bắt đầu giao dịch, Trader chỉ cần thực hiện
Bước 1: Đăng ký mở tài khoản giao dịch miễn phí tại đây.
Bước 2: Cài đặt phần mềm CQG, trải nghiệm sử dụng demo.
Bước 3: Nộp tiền ký quỹ ban đầu.
Bước 4: Bắt đầu giao dịch hàng hóa ngay trên phần mềm.
Để tìm hiểu về các thông tin đầu tư phái sinh hàng hóa, mời quý khách hàng truy cập FINVEST hoặc hotline 024.3552.7979 để được đội ngũ chuyên gia hỗ trợ!
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ (84) 024.3552 7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.