TIN NỔI BẬT, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Giá kim loại tăng đột biến khi trở thành “nạn nhân” của cuộc khủng hoảng năng lượng

Lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường kim loại

Giá các mặt hàng kim loại đồng loạt tăng mạnh trong tuần vừa qua và nhóm này cũng đã trở thành một trong những “nạn nhân” bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cuộc khủng hoảng năng lượng ở Châu Âu và Trung Quốc, khi các nhà máy sản xuất kim loại phải đóng cửa, thắt chặt nguồn cung trên toàn cầu.

[Hữu ích cho nhà đầu tư] 

Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 18/10/2021

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Giá kim loại tăng đột biến khi trở thành "nạn nhân" của cuộc khủng hoảng năng lượng

Giá kim loại tăng cao kỷ lục

Làn sóng cắt giảm nguồn cung kim loại đang lan rộng từ Trung Quốc sang châu Âu, xuất phát từ cuộc khủng hoảng năng lượng lan rộng khắp toàn cầu do tình trạng thiếu hụt từ khí tự nhiên đến than đá và dầu mỏ gây thiếu điện và làm tăng điện, đẩy chi phí sản xuất kim loại tăng mạnh.

Sự thiếu hụt nguồn cung khí đốt diễn ra trong bối cảnh nhu cầu hàng hóa bùng nổ sau đại dịch COVID-19, làm suy giảm sản lượng kim loại. Nhu cầu về kẽm, được sử dụng trong sản xuất thép, rất mạnh khi các nền kinh tế trên thế giới mở cửa trở lại sau giai đoạn phong tỏa/giãn cách xã hội. Nhu cầu nhôm để đóng gói thực phẩm, sản xuất ô tô và xây dựng cũng tăng trở lại…

Thêm vào đó, thứ Tư tuần trước (13/10), Nyrstar – một trong những nhà sản xuất kẽm lớn nhất thế giới – thông báo sẽ cắt giảm tới 50% sản lượng tại ba nhà máy luyện ở châu Âu do giá điện tăng đẩy chi phí liên quan đến khí thải carbon tăng theo, khiến cơn sốt giá kim loại bùng nổ giữa mùa bão giá.

Giá đồng kết thúc tuần từ 11 – 17/10 tăng vọt gần 11% lên 4,7 USD/pound, tuần tăng mạnh nhất kể từ năm 2016. Trong khi giá kẽm và nhôm tuần qua cũng tăng lên mức cao nhất trong vòng hơn một thập kỷ: giá kẽm trên Sở giao dịch LME tăng tới 20% lên mức 3,794 USD/tấn; nhôm tính chung cả tuần cũng tăng 7% lên 3,170 USD/tấn. Bạc và bạch kim cũng đồng loạt tăng gần 3%. Các kim loại cơ bản khác như nickel, thiếc và chì cũng đều tăng thoát ra khỏi phạm vi giá.

Chi phí điện tăng cũng gây lạm phát và điều này làm tăng nhu cầu đồng và các hàng hóa giao ngay khác từ các nhà đầu tư như một biện pháp phòng hộ.

Diễn biến thị trường kim loại sắp tới

Với việc giá kim loại tăng cao, các nhà phân tích cũng gia tăng lo ngại về nguy cơ nhu cầu sẽ bị ảnh hưởng bởi các nhà sản xuất – các đối tượng tiêu thụ kim loại chủ chốt – sẽ phải đối mặt với sự gia tăng giá các nguyên liệu thô đồng thời trên diện rộng. Ngoài ra, một số nhà phân tích cảnh giác rằng nhu cầu nguyên liệu tại các nhà máy ở Trung Quốc, một trong những nước tiêu thụ kim loại lớn nhất thế giới, có thể gây thất vọng.

Tuy nhiên, với tình trạng mùa đông đang đến gần dự kiến sẽ làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng năng lượng, ngân hàng ANZ dự báo giá điện cao và khả năng thiếu hụt điện kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cung nhiều hơn là nhu cầu mặt hàng kim loại trong những tháng tới.

Chỉ mới đây, các tổ chức nghiên cứu và kẽm và đồng quốc tế dự báo cung đồng và kẽm năm 2022 sẽ đều dư thừa. Song hiện nay họ đang xem xét lại các dự báo này trên cơ sở lập luận cuộc khủng hoảng điện có thể làm đảo ngược những dự đoán đó.

Nhịp sống kinh tế

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g

Bài viết liên quan

Trả lời