Giá khí đốt toàn cầu dự báo sẽ phá kỷ lục cao trong mùa Đông năm nay do mùa Hè nắng nóng ở Bắc Bán cầu khiến lượng tồn trữ khí ở các thị trường trọng điểm giảm sút nghiêm trọng, trong bối cảnh chiến dịch năng lượng xanh thúc đẩy tiêu thụ khí gia tăng ở những khu vực tiêu thụ mới.
[Hữu ích cho nhà đầu tư]
> Giao dịch Spread – loại hình đầu tư hạn chế rủi ro
> Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 09/08/2021
> Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa
Theo dữ liệu của Refinitiv, giá khí đốt tự nhiên Hà Lan tại Tây Bắc Âu đã tăng 80% trong 3 tháng qua, hiện đạt mức cao nhất mọi thời đại, trong khi giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay ở Châu Á cũng đạt mức cao nhất 8 năm.
Các nhà giao dịch đang đặt cược rằng giá khí đốt trung bình trong mùa Đông tới sẽ vượt xa mức đỉnh cao của năm ngoái – khi đợt lạnh giá sâu dưới mức nước đóng băng ở khắp Bắc Á đã khiến giá LNG tăng vọt hơn 200% lên mức cao kỷ lục.
LNG chủ yếu được sử dụng trong các nhà máy điện. Do đó, khi nhu cầu điện chạy điều hòa tăng lên, nhu cầu khí cũng tăng theo. Giá khí thường đạt đỉnh điểm vào mùa Hè và mùa Đông, và giảm vào những giai đoạn giữa các mùa đó. Tuy nhiên, trong năm nay, khoảng thời gian giá giảm giữa 2 mùa đã thu hẹp lại.
Giá khí gas toàn cầu tăng vọt do dự trữ cạn kiệt trong khi nhu cầu tăng cao
“Lượng khí tồn trữ ở nhiều nơi còn rất ít do mùa Hè nóng bức, đồng nghĩa với việc gần như không còn nhiều cơ hội để bổ sung hàng cho kho dự trữ. Trong khi đó, mùa Đông sắp đến, là mùa nhu cầu sưởi ấm tăng vọt, nhất là khi thời tiết lại giá lạnh quá mức”, Reuters dẫn lời một nhà giao dịch tại Singapore cho biết .
Hiện giá trung bình LNG kỳ hạn tháng 9/2021 khoảng 16,90 USD/mmBtu (tăng 1,3 USD so với cách đây một tuần), giao tháng 12/2021 giao tại Đông Bắc Á là khoảng 17,65 USD/mmBtu, giao tháng 1/2022 khoảng 17,80 USD/mmBtu. Đây là mức giá cao nhất kể từ năm 2013 (so với thời điểm này các năm trước).
Ở thời điểm này năm ngoái, giá khí gas kỳ hạn tháng 12 trung bình chỉ là 11,5 USD/mmBtu, kỳ hạn tháng 1 lúc đó là gần 17 USD/mmBtu.
Mùa Đông năm ngoái, giá LNG giao ngay đã tăng lên mức cao kỷ lục trên 33 USD/mmBtu trong bối cảnh sản xuất ở các nước xuất khẩu bị hạn chế. Châu Âu đã không thể bổ sung hàng dự trữ kho kể từ đó vì phải cạnh tranh nguồn khí giao ngay trên thế giới với Trung Quốc, một nước tiêu thụ hàng đầu với khả năng tích trữ hiếm thấy.
Giá khí đốt Châu Á kỳ hạn giao ngay so với kỳ hạn phái sinh hoán đổi
Đông Á, nơi có hai nhà nhập khẩu LNG hàng đầu thế giới là Nhật Bản và Trung Quốc, đã nhập khẩu tăng 18 triệu tấn trong 7 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020, Xi Nan, Phó chủ tịch thị trường khí đốt và điện của Rystad Energy, cho biết.
Theo bà Xi Nan: “Nhiệt độ nóng hơn là nguyên nhân đẩy giá tăng trong mùa Hè này, cộng với sự thúc đẩy năng lượng xanh ở các nền kinh tế JKTC (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc)”.
Theo đó, nước chủ nhà Olympic – Nhật Bản – tăng cường nhập khẩu LNG để tránh khủng hoảng điện do nhiệt độ tăng cao, trong khi các công ty Trung Quốc đang mua khí đốt để đáp ứng nhu cầu cao điểm ở các khu vực phía Nam và để dự trữ cho mùa Đông.
Trong 2 tuần tới, nhiệt độ ở Bắc Kinh, Tokyo và Thượng Hải dự kiến sẽ cao hơn mức trung bình, sẽ tiếp tục làm tăng nhu cầu làm mát không khí trong ngắn hạn.
Tồn kho còn rất thấp
Giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu cũng tăng vọt, với giá tại trung tâm TTF của Hà Lan tăng 32% trong tháng qua lên mức cao kỷ lục một phần do sự cố tạm ngừng sản xuất để bảo dưỡng vào mùa Hè ở Na Uy, nguồn cung LNG thấp, giá carbon cao và lượng khí tồn kho thấp. Các nhà phân tích cho biết kho dự trữ khí ở châu Âu hiện chỉ còn khoảng 50% đến 60%, thấp hơn so với mức 80% vào mùa hè năm ngoái.
Xuất khẩu từ Mỹ đầu năm nay đạt mức cao kỷ lục đã bù đắp một phần cho sự gián đoạn sản xuất ở kỷ lục vào đầu năm nay từ Hoa Kỳ đã giúp bù đắp cho sự gián đoạn sản xuất ở phía Đông. nhưng lượng khí chảy đến các nhà máy xuất khẩu đã giảm. Theo đó, khối lượng khí các nhà máy xuất khẩu nhận được đã giảm từ 10,8 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) trong tháng Bảy xuống 10,4 bcfd từ đầu tháng Tám đến nay. Con số đó càng thấp so với kỷ lục 11,5 bcfd vào tháng Tư.
Dự trữ khí gas của Đông Bắc Âu thấp nhất trong vòng nhiều năm
Các nhà phân tích của ING cho biết: “Thực sự có nguy cơ Châu Âu bước vào mùa Đông với lượng dự trữ rất thấp, cho thấy giá khí sẽ còn tiếp tục cao”.
Các nhà phân tích cho biết thêm, Gazprom của Nga đã ngừng bổ sung thêm năng lực vận chuyển khí đốt để đáp ứng nhu cầu, điều này cũng làm tăng thêm rủi ro về giá ở châu Âu.
James Huckstepp, nhà phân tích khí đốt của S&P Global Platts, cho biết: “Nga hiện là quốc gia duy nhất có sản lượng dự phòng, nhưng để tăng xuất khẩu, họ cần phải lắp đặt thêm công suất đi qua Ukraine, và cho đến thời điểm này, họ đã kiềm chế làm điều đó”. Platts Analytics tiếp tục giữ quan điểm rằng giá khí đốt Hà Lan sẽ còn tiếp tục tăng đến năm 2023.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn của Mỹ tuần này cũng tăng lên mức cao nhất 31 tháng. Timera Energy dự kiến nhiệt độ ở Mỹ sẽ ở mức trên trung bình cho đến tháng 9, và lượng khí dự trữ sẽ dưới mức trung bình 5 năm. Đồ thị phân tích cho thấy giá LNG ở Mỹ sẽ duy trì trên 4 USD/mmBtu cho đến tháng 3/2022.
Giá khí gas ở Mỹ sẽ còn tiếp tục cao cho tới mùa Đông
Về phía nguồn cung, các nhà phân tích cho biết năm nay có gần 30 triệu tấn sản lượng LNG bổ sung ra thị trường, nhưng con số này sẽ dễ dàng được hấp thụ bởi hai khu vực tiêu thụ hàng đầu là châu Âu và châu Á.
Chuyên gia Xi Nan của Rystad Energy cho biết: “Hai thị trường sẽ tranh giành nguồn cung LNG trong mùa Đông này, nhất là khi mùa Đông lạnh giá hơn bình thường”.
Doanh nghiệp và Tiếp thị.
Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g