PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ, TIN NỔI BẬT, TIN TỨC

Phân tích Đậu tương ngày 23/09: Giá đậu tương cần có nhịp “break” để thoát khỏi thế giằng co

Giá đậu tương cần có nhịp "break" để thoát khỏi thế giằng co

Kể từ đầu tháng 9 đến nay, giá đậu tương liên tục giằng co, lực hồi phục có nhưng không mạnh. Để thoát khỏi nhịp giằng co này, đậu tương ZSEX24 cần có một phiên “break” để xác nhận xu hướng tiếp theo.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 23/09/2024

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Tại sao phải đáo hạn hợp đồng giao dịch hàng hóa phái sinh?

Giá đậu tương cần có nhịp "break" để thoát khỏi thế giằng co

Thông tin thị trường:

Hoạt động trồng đậu tương niên vụ 2024/25 của Brazil – nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, đang bị chậm do thời tiết khô nóng.

Theo báo cáo từ công ty tư vấn Safras & Mercado, việc gieo trồng đậu tương ở Brazil mới chỉ đạt chỉ 0,5% diện tích dự kiến. Con số này thấp hơn so với tiến độ 1,6% trong cùng kỳ năm 2023 và cũng dưới mức trung bình lịch sử 1,5%. Sự chậm trễ là do điều kiện thời tiết khô và nóng, gây cản trở việc gieo trồng tại các bang nông nghiệp quan trọng như Paraná và Mato Grosso.

Chuyên gia phân tích Luiz Fernando Roque của Safras cho biết mưa dự kiến sẽ đến từ ngày 27/9 đến ngày 3/10 ở các khu vực Đông nam và Trung tây của Brazil. Điều này có thể đẩy nhanh tiến độ gieo trồng tại các bang sản xuất đang bị chậm như Paraná, Mato Grosso và Mato Grosso do Sul.

Báo cáo Export Sales của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho thấy, Mỹ bán được 1,75 triệu tấn đậu tương niên vụ 24/25 trong tuần kết thúc ngày 12/9, tăng 18,6% so với một tuần trước và vượt ngoài khoảng dự đoán của thị trường. USDA cũng đã xác nhận doanh số bán tư nhân 121.000 tấn đậu tương sang Trung Quốc để giao hàng trong năm tiếp thị 2024/25.

Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc, nhập khẩu đậu tương Mỹ của Trung Quốc trong tháng 8 đạt mức 202.383 tấn, tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái do giá thấp kích thích nhu cầu. Mặc dù nhập khẩu từ Mỹ tăng mạnh từ tháng 4, nhưng khối lượng trên vẫn thấp hơn nhiều so với Brazil, nhà cung cấp chính của Trung Quốc, với 10,24 triệu tấn trong tháng 8.

Trong tháng 8, Trung Quốc đã nhập khẩu 12,14 triệu tấn đậu tương, trong bối cảnh lo ngại căng thẳng thương mại với Mỹ có thể gia tăng nếu ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump trở lại làm tổng thống sau cuộc bầu cử vào tháng 11. Điều này làm gia tăng lượng đậu tương dư thừa trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thịt và sữa giảm.

Từ tháng 1 đến tháng 8, Trung Quốc đã hập khẩu 53,8 triệu tấn đậu tương từ Brazil, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngược lại, lượng nhập khẩu từ Mỹ giảm 24%, đạt 12,8 triệu tấn trong cùng giai đoạn.

Phân tích kỹ thuật:

Trên khung H4, giá đậu tương ZSEX24 đã tiến gần đến điểm “break out” để thiết lập xu hướng mới. Dự báo đầu tuần này, giá sẽ phá vỡ kênh. Các nhà giao dịch chú ý tín hiệu break và giao dịch theo tín hiệu. Ở vị trí này, xác xuất break theo xu hướng tăng sẽ cao hơn.

Kịch bản giao dịch cho đậu tương CBOT kỳ hạn tháng 11/2024 (ZSEX24) trong tuần từ ngày 23/09 – 28/09:

  • Nếu duy trì trên 1012, dự báo giá tăng tiếp lên vùng 1043 – 1045.
  • Nếu giảm thủng 1009, dự báo giá giảm về vùng 983 – 984 sau đó có nhịp hồi về quanh 995.

Xem thêm các thông tin hỗ trợ giao dịch tại chuyên mục: Tin tức thị trường và Phân tích đầu tư


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ – Thành viên Kinh doanh 001 của MXV
🏢 Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
🌐 Facebook: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
📼 Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g

Bài viết liên quan

Trả lời