Sắc xanh áp đảo bảng giá nông sản trên Sở CBOT trong phiên giao dịch đầu tuần, do lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung ở Biển Đen bởi xung đột ở Ukraine vẫn tiếp diễn, khiến người mua chuyển hướng sang tìm kiếm nguồn hàng của Mỹ.
[Hữu ích cho nhà đầu tư]
> Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có
> Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 04/04/2022
> Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa
Xung đột ở Biển Đen tiếp tục là động lực cho giá lúa mì và ngô
Việc các quốc gia phương Tây áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt với Nga làm cho tình hình xung đột ở khu vực Biển Đen trở nên căng thẳng hơn, khiến giá ngô và lúa mì đồng loạt tăng mạnh trở lại.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 4/4, giá lúa mì Chicago tăng 2,62% lên 1010,25 cents/bushel, đồng thời lúa mì Kansas cũng tăng 2,44% lên 1037,75 cents/bushel.
Trong báo cáo tiến độ vụ mùa hàng tuần đầu tiên cho năm 2022, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), đã đánh giá 30% lúa mì mùa đông của Mỹ ở tình trạng tốt đến xuất sắc, dưới mức thấp so với kỳ vọng thương mại và giảm 53% so với năm 2021.
Bộ kinh tế Ukraine cho biết, xuất khẩu ngũ cốc của nước này trong tháng 3/2022 thấp hơn 4 lần so với tháng 2/2022 do cuộc khủng hoảng với nước Nga, trong khi các nhà xuất khẩu phải tìm cách vận chuyển ngũ cốc bằng đường sắt do các cảng biển vẫn bị lực lượng Nga phong tỏa.
Xuất khẩu lúa mì của Ấn Độ đạt 7,85 triệu tấn trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2022, mức cao nhất mọi thời đại và tăng mạnh so với 2,1 triệu tấn của năm 2021 do xung đột Nga – Ukraine cắt đứt nguồn cung ở khu vực biển Đen.
Giá ngô cũng tăng hơn 2% lên 750,50 cents/bushel theo đà tăng của lúa mì. Bên cạnh đó, đơn hàng lớn hơn 1 triệu tấn trong báo cáo Daily Export Sales được Mỹ bán cho Trung Quốc do nguồn cung từ Ukraine sụt giảm, cũng là yếu tố hỗ trợ đối với ngô.
USDA cho biết, Mỹ đã bán 1.084 triệu tấn ngô cho Trung Quốc trong đó, 676.000 tấn để giao trong năm tiếp thị 2021/22 và 408.000 tấn để giao vào năm tiếp thị 2022/23. Ngoài ra, khoảng 1,53 triệu tấn ngô đã được kiểm tra để xuất khẩu trước ngày 31/3, gần mức cao kỳ vọng của các nhà phân tích.
Nguồn cung các mặt hàng họ đậu không khả quan
Đối với nhóm đậu tương, dầu đậu tiếp tục là mặt hàng dẫn dắt nhóm với mức tăng 1,6% lên 72,34 cents/pound, do nguồn cung dầu thực vật thế giới vẫn đang thắt chặt. Nhập khẩu dầu cọ của Ấn Độ đã tăng mạnh 21% trong tháng 3 và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong tháng 4 khi các cảng xuất khẩu dầu hướng dương của Ukraine vẫn chưa được nối lại.
Giá đậu tương và khô đậu tương cũng có mức tăng lần lượt là 1,23% và 1,13% lên 1602,25 cents/bushel và 455,1 USD/tấn Mỹ.
Bên cạnh đó, triển vọng nguồn cung ở Brazil không được như kì vọng trong giai đoạn đầu của mùa vụ khi tốc độ thu hoạch và bán hàng đang chậm lại, kết hợp với số liệu giao hàng đậu tương có tuần tăng thứ 2 liên tiếp trong báo cáo Export Inspections, cũng hỗ trợ giá đậu tương trở lại vùng 1600.
Những người đứng đầu công đoàn giao thông vận tải lớn của Argentina đang kêu gọi cuộc đình công toàn quốc vào thứ 2 tuần sau để yêu cầu tăng giá cước vận chuyển ngũ cốc do chi phí nhiên liệu tăng cao. Việc các công nhân vận tải đình công trong giai đoạn hoạt động thu hoạch tại các nông trại đang được đẩy mạnh sẽ khiến cho nguồn cung không thể xuất khẩu sẽ là yếu tố hỗ trợ đối với giá các mặt hàng nông sản, đặc biệt là giá khô và dầu đậu.
Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g