Giá ngô và lúa mì vẫn trong giai đoạn này đang được thúc đẩy chủ yếu bởi các thông tin xoay quanh tình hình xuất khẩu ở Biển Đen, trong bối cảnh lo ngại về mùa vụ ở Mỹ vẫn chưa kết thúc.
[Hữu ích cho nhà đầu tư]
> Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 17/07/2023
> Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa
> Giao dịch Hợp đồng quyền chọn – công cụ bảo hiểm rủi ro hiệu quả
Ngày 17/07, Nga thông báo không gia hạn thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen, căng thẳng gia tăng trong khu vực đã khởi động lại một đợt tăng mạnh mới đối với nhóm nông sản.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 18/07, giá ngô tăng vọt 5,63% lên 210 USD/tấn, dẫn dắt sự đi lên cho nhóm nông sản. Đây là mức tăng mạnh nhất của ngô trong gần 2 năm qua.
Bênh cạnh xung đột giữa Nga và Ukraine, thời tiết cũng vẫn là vấn đề đáng lo ngại đối với ngô trong thời điểm này, bởi đây đang là giai đoạn phát triển của cây trồng. Các mô hình dự báo đều đang cho thấy thời tiết sẽ trở nên nóng hơn với nhiệt độ cao hơn bình thường tại đồng bằng phía bắc và bắc Midwest trong nửa cuối tháng 7. Khả năng chất lượng cây trồng sẽ sụt giảm đã khiến lo ngại về nguồn cung thắt chặt càng gia tăng.
So sánh tình hình hạn hán năm nay với năm 2012, giá ngô kỳ hạn tháng 12 năm đó đã tăng gần 30% trong vòng hơn 1 tháng cho tới ngày 21/06. Mức tăng này phản ánh mức “phí bảo hiểm thời tiết” của cây trồng trước những tác động tiêu cực của hạn hán. Mối quan tâm lớn nhất của thương mại vào thời điểm đó là liệu vụ ngô có thể vượt qua thời kỳ thụ phấn, giai đoạn phát triển quan trọng nhất hay không. Nhưng cho tới khi những thông tin về khu vực mưa mở rộng, giá đã quay đầu đảo chiều mặc dù với tốc độ chậm hơn. Tuy nhiên, theo Trung tâm Tin tức từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho rằng, với tình hình thời tiết không quá nghiêm trọng cùng diện tích ngô mở rộng trong năm nay thì giá sẽ khó có thể ghi nhận đà tăng mạnh như năm 2012.
Ngày hôm qua (18/07), Nga đã thực hiện các cuộc không kích vào cảng Odessa phía nam Ukraine, hành động của Nga diễn ra một ngày sau khi nước này tuyên bố rút khỏi thỏa thuận do Liên Hợp Quốc làm trung gian để xuất khẩu ngũ cốc an toàn ra khỏi biển Đen. Odessa có vai trò chiến lược về mặt kinh tế với Ukraine, bởi các cảng ở đây cùng hệ thống cảng dọc Biển Đen là cửa ngõ quan trọng để xuất khẩu 70% nông sản của nước này trước chiến sự.
Giá lúa mì được thúc đẩy đặc biệt là sau những báo cáo về thiệt hại cơ sở hạ tầng tại cảng Odessa. Đóng cửa phiên 18/07, giá lúa mì Chicago kỳ hạn tháng 9 tăng 2,60% lên 246 USD/tấn, giá lúa mì Kansas cùng kỳ hạn tăng 1,47% lên gần 304 USD/tấn.
Trong bối cảnh các thông tin về triển vọng nguồn cung toàn cầu vẫn chưa rõ ràng, đây sẽ là yếu tố có thể dẫn dắt xu hướng giá lúa mì ở giai đoạn này.
Căng thẳng chính trị leo thang đang khiến thị trường cho rằng thỏa thuận biển Đen sẽ rất khó được khôi phục. Theo MXV, việc thỏa thuận ngũ cốc không được tiếp tục gia hạn nhiều khả năng sẽ là vấn đề rất nghiêm trọng đối với nguồn cung nông sản toàn cầu nếu xuất khẩu vẫn chưa được nối lại. Điều này có thể sẽ mở ra chu kỳ tăng giá mới đối với giá nông sản thế giới, biến động mạnh với biên độ rộng tương tự như thời điểm căng thẳng bắt đầu diễn ra.
Theo MXV
Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
Tel: 024.3552.7979
Facebook: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g