TIN NỔI BẬT, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Các yếu tố khiến giá ngô và đậu tương thế giới tăng đến 30% trong 3 tháng qua

Báo cáo Crop Tour vẫn gây áp lực lên giá ngô và đậu tương

Giá ngũ cốc thế giới liên tiếp tăng gần đây. Chỉ trong vòng 3 tháng qua, giá đậu tương đã tăng trên 30%, hiện đang ở mức cao lịch sử (khoảng 11,50 USD/bushel); ngô tăng trên 25%, đạt mức cao nhất 1 năm (khoảng 4,16 USD/bushel); trong khi lúa mì cũng tăng khoảng 20% lên (khoảng 6 USD/bushel).

Ngô và đậu tương
Thông tin tích cực về vaccine Covid-19 hỗ trợ giá

Thông tin tích cực về một loạt vaccine Moderna phát triển song song cùng với Pfizer cho hiệu quả lên đến 94,5% đã tác động mạnh đến toàn bộ thị trường hàng hóa, tạo niềm tin về sự phục hồi nhu cầu tiêu thụ.

Hợp đồng đậu tương đã tăng trên 30% trong vòng 3 tháng qua, hiện đang giằng co quanh vùng kháng cự quan trọng 1050 – 1055, mức cao lịch sử. Do đó, giá đậu tương sẽ trở nên rất nhạy cảm trong phiên hôm nay và khả năng chốt lời của giới đầu tư là khá lớn.

Giá ngô cũng tăng mạnh trong thời gian qua khi cộng hưởng một phần tác động thêm từ ảnh hưởng bởi giá dầu. Lúa mì cũng tăng cùng chiều với diễn biến của nhóm nông sản.

Thời tiết bất lợi ảnh hưởng đến sản lượng đẩy giá tăng cao

Thời tiết bất lợi ở Mỹ và một số nơi thuộc Nam Mỹ cũng như Châu Âu trong thời gian qua ảnh hưởng tới sản lượng các loại cây trồng. Trong khi đó, nhu cầu từ Trung Quốc tăng mạnh, nhất là đối với ngô và đậu tương, khiến cho lượng dự trữ ở Mỹ sụt giảm mạnh và đẩy giá tăng vọt.

Sản lượng đậu tương Mỹ niên vụ 2020/21 được Bộ Nông nghiệp nước này (USDA) dự báo sẽ chỉ đạt 113,5 triệu tấn, giảm so với 116,15 triệu tấn dự báo cách đây một tháng; tồn trữ cuối vụ cũng được điều chỉnh giảm xuống 5,2 triệu tấn, từ mức 7,9 triệu tấn đưa ra hồi tháng 10.

USDA cho biết, hạn hán trong thời gian qua và xuất khẩu nhiều sang Trung Quốc khiến dự trữ đậu tương của Mỹ dự báo sẽ giảm mạnh. Dự báo đến cuối niên vụ 2020/21, tỷ lệ dự trữ – sử dụng đậu tương sẽ là 4,2%, mức thấp nhất trong vòng 7 năm qua.

Sản lượng ngô Mỹ niên vụ 2020/21 được USDA dự báo là sẽ giảm 5,5 triệu tấn xuống 368,5 triệu tấn, trong khi xuất khẩu sẽ tăng 3,8 triệu tấn, khiến dự trữ cuối vụ giảm xuống 43,2 triệu tấn (thấp hơn 11,8 triệu tấn so với con số dự báo cách đây một tháng).

Tại Ukraina, giá ngô đang trên đà tăng tuần thứ 2 liên tiếp khi sản lượng dự kiến bị cắt giảm do thời tiết khô hạn. Hiện tại thu hoạch ngô tại Ukraina đạt khoảng 80% diện tích dự kiến. Sản lượng ngô Ukraina cùng vụ dự báo cũng sẽ giảm xuống 28,5 triệu tấn, từ mức 36,5 triệu tấn của vụ trước.

Trong thời gian tới, thị trường ngô sẽ theo dõi sát tình hình thời tiết ở vùng Safrinha của Brazil để xác định mức độ ảnh hưởng tới sản lượng trong vụ tới.

Nhu cầu mua mạnh từ khách hàng Trung Quốc

Trung Quốc tăng nhập khẩu ngô giữa lúc nguồn cung mặt hàng này của Argentina và Brazil bị ảnh hưởng bởi thời tiết khô hạn. Các nhà phân tích cho rằng, nhu cầu của Trung Quốc sẽ không bao giờ chậm lại. Trên thực tế, kể từ đầu thập kỷ trước, sản xuất nhiều loại ngũ cốc của Trung Quốc đã khó bắt kịp nhu cầu khi nhu cầu không ngừng gia tăng ‘bùng bổ’. Năm 2018 nhập khẩu ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi vào Trung Quốc giảm là do dịch tả lợn Châu Phi bùng phát, tiếp đến la cuộc chiến thương mại với Mỹ. Còn nếu trong điều kiện bình thường, thị trường này chắc chắn sẽ luôn duy trì nhu cầu mạnh.

Nhập khẩu đậu tương vào Trung Quốc tháng 9/2020 đạt 9,79 triệu tấn, tăng 1,9% so với tháng 8/2020 nhưng tăng tới 19% so với tháng 9/2019. Trong đó, riêng nhập khẩu từ Brazil tháng 9/2020 đã tăng 51,4% so với một năm trước đó, đạt 7,25 triệu tấn. Các nhà chuyên môn cho biết, xu hướng Trung Quốc tăng nhập khẩu vẫn đang tiếp diễn.

Những lý do khiến giá ngô và đậu tương thế giới tăng 25-30% trong 3 tháng qua - Ảnh 2.

Hạn ngạch xuất khẩu ngũ cốc của Nga hỗ trợ giá lúa mì

Đối với mặt hàng lúa mì, triển vọng giá trong thời gian tới cũng rất tích cực. Trong báo cáo tháng 11/2020, USDA dự báo tiêu thụ lúa mì toàn cầu trong niên vụ 2020/21 sẽ tăng khá mạnh, từ đó thúc đẩy xuất khẩu từ Nga tăng 0,5 triệu tấn và EU tăng 0,5 triệu tấn, trong khi sản lượng của Argentina dự báo giảm khoảng 1 triệu tấn (so với dự báo tháng 10) xuống 18 triệu tấn do hạn hán và sương giá, khiến lượng tồn trữ cuối vụ trên toàn cầu sụt giảm.

Sở giao dịch ngũ cốc Rosario của Argentina tiếp tục giảm dự báo xuất khẩu lúa mì niên vụ 2020/21 của nước này về mức 10 triệu tấn so với mức 10,2 triệu tấn trong báo cáo trước đó. Đây là mức xuất khẩu thấp nhất kể từ niên vụ 15/16 tới nay do sản lượng bị sụt giảm.

Trong thời gian tới, thông tin về hạn ngạch xuất khẩu ngũ cốc của Nga và tình hình thực hiện hạn ngạch này đang được thị trường tiếp tục chờ đợi bởi đây là yếu tố có thể thúc đẩy giá lúa mì trong phần còn lại của năm.

Theo dõi thêm các tin tức nổi bật về thị trường hàng hóa phái sinh tại chuyên mục: Tin tức Thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ (84) 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.

Bài viết liên quan

Trả lời