PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ, TIN NỔI BẬT

Bạn có phù hợp với công việc đầu tư hay không?

Bạn có phù hợp với công việc đầu tư hay không?

Muốn biết bản thân có phù hợp với công việc đầu tư hay không, hãy đọc bài viết và trả lời 4 câu hỏi dưới đây!

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Giao dịch Spread – loại hình đầu tư hạn chế rủi ro

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 01/07/2021

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Bạn có phù hợp với công việc đầu tư hay không?
Đầu tư là gì?

Trong hai cuốn sách Phân tích chứng khoán và Nhà đầu tư thông minh của Benjamin Graham thì đầu tư được định nghĩa như thế này:

“Hoạt động đầu tư là hoạt động dựa trên dựa trên sự phân tích kỹ lưỡng, hứa hẹn sự an toàn của vốn và mang lại một phần lời lãi thỏa đáng. Các hoạt động không đáp ứng được các yêu cầu đó là hoạt động đầu cơ”.

Định nghĩa trên gồm có 3 ý:

– Dựa trên sự phân tích kỹ lưỡng, tất nhiên, muốn phân tích kỹ lưỡng một vấn đề nào đó bạn cần phải có kiến thức. Kiến thức ở đây bao gồm kiến thức về thị trường, hiểu biết về khả năng của bản thân, xác lập kế hoạch và mục tiêu đầu tư.

– Đảm bảo an toàn vốn (Quản trị rủi ro). Phải có vốn mới đầu tư được và để đầu tư thành công được chắc chắn phải biết quản trị vốn, quản trị rủi ro. Và có 1 điều khi đầu tư chắc chắc phải rõ ràng rằng, đã đầu tư là sẽ có tiềm ẩn rủi ro. Không ai có thể đảm bảo thị trường an toàn và bạn sẽ chiến thắng 100%.

– Lợi nhuận thỏa đáng (thế nào là thỏa đáng? ít hay nhiều, lớn hay nhỏ, đủ hay chưa tùy thuộc vào mức độ xác định của mỗi cá nhân).

Trả lời 4 câu hỏi dưới đây để biết bạn có phù hợp với công việc đầu tư hay không!
1. Bạn có phải là người có lý trí mạnh hơn cảm xúc?

Những ai có lý trí mạnh, suy nghĩ và hành động dựa theo lý trí nhiều hơn là cảm xúc là người rất phù hợp với ngành tài chính nói chung và nhà đầu tư nói riêng. Trên thị trường đầy rẫy những cảm xúc tiêu cực và hỗn loạn bởi những thông tin ngoài luồng như vậy mà chúng ta đầu tư dựa theo cảm tính, không dùng lý trí để phân tích thì thua lỗ là chuyện rất dễ xảy ra.

Những người sống thiên về cảm xúc thường rất dễ bị tình cảm chi phối trong hành động, họ quá nhạy cảm trước những biến động của thị trường dẫn đến những quyết định sai lầm và sau đó lại tự trách móc bản thân và hứa sẽ rút kinh nghiệm nhưng rồi đâu lại vào đấy.

Trái ngược với những nhà đầu tư cảm xúc là nhà đầu tư lý trí nhưng điểm khác biệt là họ phân tích thị trường và vào lệnh dựa trên những con số, tư duy logic giúp họ nhìn nhận thực tế và tìm hướng giải quyết nhanh chóng, chính xác hơn so với nhà đầu tư theo cảm xúc. Đó là một lợi thế tuyệt vời để họ phát huy hết khả năng của mình trên thị trường tài chính đầy khốc liệt này.

2. Bạn có có thể đón nhận sự rủi ro?

Như đã nói, thị trường đầu tư nào cũng sẽ tiềm ẩn rủi ro, vấn đề và bạn phải biết quản trị nó và đặt ra mức độ “chấp nhận” của mình.

Một khi đã đánh giá tình trạng của mình và tạo ra mục tiêu rõ ràng, hãy xác định về mức độ “chấp nhận” ấy. Chúng ta đều hiểu rằng cái giá của sự giàu có nhanh chóng là việc chấp nhận rủi ro rất cao và rủi ro lớn nhất có thể là mất trắng danh mục trong chớp mắt, trong khi việc hồi phục lại không hề dễ dàng. Nếu bạn quá liều lĩnh hoặc cố chấp, bạn có thể không đạt được mục tiêu và cuối cùng sẽ thiệt hại nặng nề. Nhưng bao nhiêu rủi ro là đủ? Đối với thị trường giao dịch hàng hóa, các chuyên gia khuyến nghị rằng hãy đặt ra các nguyên tắc giao dịch riêng cho mình, ví dụ chỉ giao dịch tối đa 30 – 40% số vốn, hoặc luôn đặt các lệnh cắt lỗ tự động ngay khi bước vào giao dịch.

3. Bạn sẵn sàng tìm hiểu nguyên nhân của sự thất bại?

Thất bại trên lĩnh vực tài chính là chuyện bình thường và hầu như ai cũng đã từng mắc sai lầm dẫn đến thua lỗ. Điều quan trọng là cách xử lý của mỗi người sau những lần thất bại như vậy mới là điều tạo nên sự khác biệt.

Có người sẽ nản chí, sụp đổ trước thất bại và từ bỏ nhưng cũng có người kiên trì hơn, tìm hiểu những lý do đằng sau sự thất bại đó và khắc phục chúng trong những lần giao dịch sau. Họ hiểu muốn đạt được thành công và để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực nào đó cũng cần có thất bại, đó chỉ là quá trình mà ai cũng phải trải qua.

Người thất bại luôn nghĩ việc mắc lỗi là điều không thể chấp nhận và gục ngã trước nó còn đối với những người thành công thì đó lại là cơ hội tuyệt vời để học hỏi thêm kiến thức mà trước giờ họ chưa từng nghĩ đến.

4. Bạn có bao nhiêu thời gian?

Cuối cùng, để biết mình có phù hợp với công việc đầu tư hay không, bạn cần phải tính toán và kiểm soát được lượng thời gian bạn bỏ ra để đảm bảo tiến độ theo đúng lộ trình trong kế hoạch của mình.

Bạn phải đảm bảo mình có đủ thời gian, trong trạng thái minh mẫn để làm các công việc như đọc tin tức tài chính – thị trường, phân tích thông tin, xem xét các biểu đồ và rà soát mọi thứ thường xuyên, nhất là lúc vị thế của bạn đang mở.

Không dễ để tìm được con đường phù hợp với mình, mỗi chúng ta đều là một cá thể riêng biệt, với năng lực khác nhau, nguồn lực khác nhau, hoàn cảnh khác nhau và sở thích khác nhau. Trở thành nhà đầu tư cũng vậy, sẽ có người phù hợp và có người thì không. Chúc cho những ai sẽ và đang gắn liền với sự nghiệp đầu tư sẽ gặt hái được thành công!

Hồng Hà.

Để tìm hiểu về thị trường đầu tư hàng hóa vui lòng liên hệ hotline: 024.3552.7979.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ (84) 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.

Bài viết liên quan

Trả lời