TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Giá khô đậu tương và lúa mì tăng mạnh đến 6%

Giá nông sản vẫn đang ở mức đỉnh trong nhiều năm, giải pháp nào cho các nước nhập khẩu?

Bảng giá nông sản trên Sở giao dịch hàng hoá Chicago (CBOT) đồng loạt tăng trong tuần vừa qua với mức tăng cao. Trong đó, giá khô đậu tương và lúa mì tăng mạnh nhất. Thị trường lo ngại nguồn cung ngô và đậu tương từ khu vực Nam Mỹ sẽ chịu tác động tiêu cực từ hiện tượng La Nina.

[Hữu ích cho nhà đầu tư] 

Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 27/12/2021

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Khô đậu tương và lúa mì tăng mạnh đến 6%

Giá khô đậu tương sẽ còn tiếp tục tăng cao

Khô đậu tương tiếp tục là mặt hàng dẫn dắt đà tăng của các sản phẩm đậu tương nói riêng và toàn bộ nhóm nông sản nói chung trong 2 tuần liên tiếp. Với mức tăng mạnh lên đến 6,37%, giá khô đậu tương tháng 03 đóng cửa ở mức 400,5 USD/tấn Mỹ, cao nhất kể từ giữa tháng 5 đến nay.

Nhu cầu của các hãng sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Hoa Kỳ tăng vọt. Đồng thời, nguồn cung khô đậu tương từ Argentina suy yếu khi nhiều nhà máy tại đây ngưng hoạt động cùng với tình trạng thiếu hụt nguồn cung lysine từ Trung Quốc đã hỗ trợ cho giá khô đậu. Lysine thường dùng thay thế khô đậu tương trong sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nhiều nhà máy tại Trung Quốc hiện đã ngưng xuất khẩu lysine nhằm đảm bảo nguồn cung trong nước.

Giới quan sát nhận định giá khô đậu tương sẽ còn tiếp tục tăng lên trong nửa đầu năm 2022 do nhu cầu nhập khẩu của Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan ở mức cao.

Giá đậu tương kỳ hạn tháng 3 cũng tăng mạnh hơn 4% lên mức 1340,75 cents/bushel, bất chấp các số liệu bán hàng có phần tiêu cực trong báo cáo Export Sales và không phát sinh bất cứ đơn hàng lớn theo ngày nào trong suốt tuần vừa rồi.

Hiện tượng La Nina đang gây ra tình trạng khô hạn tại các quốc gia canh tác đậu tương lớn tại khu vực Nam Mỹ, gồm Paraguay và Argentina. 

Cơ quan nông nghiệp bang Parana (Brazil) đã giảm dự báo sản lượng đậu tương niên vụ 2021/2022 của bang này xuống còn 18,4 triệu tấn, thấp hơn đến 12,3% so với dự báo trong tháng trước và thấp hơn 7% so với cùng kỳ niên vụ trước. Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của hiện tượng La Nina. Tỷ lệ diện tích canh tác đậu tương tại đây được đánh giá từ mức tốt đến tuyết vời hiện chỉ còn đạt 57%, thấp hơn nhiều so với mức 71% được ghi nhận trong tuần trước. Sản lượng đậu tương của bang Parana chiếm tới 16% tổng sản lượng đậu tương Brazil.

Dữ liệu của Chính phủ Trung Quốc cho thấy lượng đậu tương được nước này nhập khẩu trong tháng 11/2021 đạt 8,57 triệu tấn, tăng 68% so với hồi tháng 10 trước đó. Trong đó, lượng đậu tương được Trung Quốc nhập khẩu từ Hoa Kỳ trong tháng 11 tăng tới 368,2% so với hồi tháng 10/2021. Trung Quốc hiện đang bước vào mùa cao điểm tiêu thụ đậu tương cho dịp Tết Nguyên đán tới đây.

Mặc dù ảnh hưởng tích cực từ mức tăng đến 5,5% của dầu cọ và 4,3% của giá dầu thô WTI, nhưng áp lực trái chiều với khô đậu khiến cho giá dầu đậu tương chỉ tăng 2,7%, lên mức 55,42 cents/pound khi kết thúc tuần.

Nga tăng thuế xuất khẩu lúa mì lên mức cao kỷ lục

Lúa mì Chicago đóng cửa tuần trước tăng mạnh 5,1% lên mức 814,75 cents/bushel. Chính phủ Nga đã tăng thuế xuất khẩu lúa mì của nước này lên mức cao kỷ lục mới 94,9 USD/tấn, áp dụng cho các lô hàng xuất khẩu từ ngày 29/12/2021 đến 11/01/2022. Nga đã liên tục nâng thuế xuất khẩu lúa mì cũng như đang cân nhắc phương án siết hạn ngạch xuất khẩu trong thời gian tới nhằm đảm bảo nguồn cung lúa mì nội địa khi nước này đối mặt tình trạng leo thang giá lương thực.

Năng suất cây trồng ngô bị ảnh hưởng do tời tiết La Nina

Ảnh hưởng tích cực từ mức tăng của lúa mì cùng các mặt hàng nhóm đậu tương và lo ngại về sản lượng do khô hạn ở Nam Mỹ, cũng giá ngô cũng tăng hơn 2% lên mức 605,75 cents/bushel. Hiện tượng thời tiết La Nina gây ra tình trạng khô hạn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây trồng ngô.

Bang Rio Grande do Sul của Brazil – nơi vốn chiếm tới 18% tổng sản lượng ngô vụ đầu tại nước này – đang bắt đầu thu hoạch ngô vụ hè niên vụ 2021/2022. Nhờ diện tích canh tác được mở rộng nên dự kiến sản lượng ngô vụ hè niên vụ 2021/2022 của bang Rio Grande do Sul sẽ vẫn giữ ở mức 6,1 triệu tấn, tăng 39,2% so với cùng kỳ niên vụ trước. Tuy nhiên, sản lượng ngô của bang Rio Grande do Sul chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa Brazil, không ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động xuất khẩu ngô của nước này.

Tại Argentina, Sở giao dịch hàng hoá Rosario Grain Exchange (BCR) dự báo sản lượng ngô niên vụ 2021/2022 của nước này sẽ đạt 57,1 triệu tấn, tăng mạnh so với mức 52 triệu tấn của niên vụ trước. Đồng thời, lượng xuất khẩu ngô niên vụ 2021/2022 của Argentina có thể đạt 41,1 triệu tấn, tăng 3% so với niên vụ 2020/2021.

Tổng hợp.

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g

Bài viết liên quan

Trả lời