Giá lúa mì đã liên tục tăng vọt từ giữa năm đến nay trên cả thị trường châu Âu và tại Mỹ do nhu cầu cao từ các nước tiêu thụ trong khi nguồn cung và xuất khẩu khó khăn.
[Hữu ích cho nhà đầu tư]
> Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có
> Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 07/12/2021
> Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 6/12, giá lúa mì Chicago và Kansas trên Sở giao dịch CBOT đóng cửa trái chiều với các mức thay đổi nhỏ. Cụ thể, hợp đồng lúa mì Chicago kỳ hạn tháng 3 tăng nhẹ 0,31% lên 860,25 cents/bushel, lúa mì Kansas giảm 0,21% còn 822,5 cents/bushel. Lực mua áp đảo trong phiên tối qua có thể tiếp tục tác động tích cực đến giá mặt hàng này trong hôm nay.
Giá lúa mì thế giới đã tăng khoảng 40% kể từ đầu năm tới nay. Chỉ số giá ngũ cốc thế giới tháng 11/2021 đạt trung bình 141,5 điểm, tăng 4,3 điểm (3,1%) so với tháng 10/2021 và tăng 26,6 điểm (23,2%) so với tháng 11/2020 do nhu cầu tăng trong bối cảnh nguồn cung hạn hẹp, đặc biệt là lúa mì tiếp tục tăng tháng thứ năm liên tiếp, lên mức cao nhất kể từ tháng 5/2011 do sản lượng vụ thu hoạch ở Australia giảm, do mưa nhiều và lượng xuất khẩu của Liên bang Nga giảm.
Tại châu Âu, theo tờ Le Figaro, giá lúa mỳ tại khu vực này đã tăng liên tục từ tháng 7 và tới ngày 25/11 đã lên tới 308 Euro/tấn. Lý do là sản lượng lúa mỳ quá thấp vụ vừa qua bởi hạn hán đã buộc các nước Trung Đông như Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập, trước đây vẫn phải nhập tới 62% nhu cầu lúa mỳ, năm nay phải nhập thêm nhiều nữa.
Pakistan và Trung Quốc cũng đã mua gom lượng rất lớn lúa mỳ để tăng dự trữ. Trong khi đó ở bán cầu Nam, Australia và Argentina đang chuẩn bị thu hoạch lúa mỳ nhưng chưa có gì đảm bảo là sẽ được mùa do thời tiết lạnh bất thường và mưa lớn ngay sát trước thời điểm gặt lúa.
Từ giữa năm ngoái, Nga là nước xuất khẩu lúa mỳ nhiều nhất thế giới đã áp đặt hạn ngạch hạn chế xuất khẩu lúa mỳ. Ngoài ra do nạn đầu cơ trên thị trường nông sản thế giới cũng đã khiến giá lúa mỳ tăng vọt.
Nếu như giá lúa mỳ tăng vọt lên mức cao nhất trong lịch sử khiến nông dân trồng lúa mỳ vui mừng, thì nông dân chăn nuôi lại khó khăn hơn lúc nào hết vì lúa mỳ cũng là thức ăn cho gia súc. Thông thường thu hoạch xong nông dân không bán hết toàn bộ sản lượng, mà giữ lại bán dần nên vẫn được hưởng lợi từ đợt tăng giá.
Giá lúa mỳ tăng cao cũng kéo giá lương thực cơ bản tăng thêm nữa trên thị trường châu Âu. Tờ Neues Deutschland của Đức nhấn mạnh: Ở châu Âu chưa bao giờ ngũ cốc lại đắt hơn lúc này, trên thị trường lúa mỳ nguồn cung đang thấp hơn nhu cầu khoảng 5 triệu tấn.
Hậu quả đối với thị trường châu Âu lúc này là các sản phẩm từ lúa mỳ đều tăng giá. Tờ Jornal de Negócios ra tại Bồ Đào Nha viết: “Mặc dù giá bánh mỳ là chuyện rất nhạy cảm bởi vì bánh mỳ là lương thực cơ bản của người Âu, các công ty sản xuất bánh mỳ cũng phải thừa nhận rằng sẽ phải tăng giá”.
Tờ El País của Tây Ban Nha nhấn mạnh lúa mỳ tăng giá 22% là mối lo ngại lớn vì lúa mỳ vừa là nền tảng của chế độ ăn uống của con người, lại vừa là cơ sở của thức ăn gia súc. Lúa mỳ tăng giá quá nhiều sẽ kéo thịt sữa và nhiều loại thực phẩm khác lên theo.
Nông dân Serbia thấy giá tăng cao cho nên đang mở rộng diện tích lúa mỳ thêm vài ngàn ha nữa. Theo tờ Poslovni Dnevnik ra tại Croatia, mặc dù chi phí gieo hạt tốn kém hơn 50% so với vụ trước do lúa giống, xăng dầu chạy máy, phân bón, vật tư nông nghiệp… tất cả đều đắt đỏ hơn.
Tờ báo trích lời ông Chủ tịch Hiệp hội Nông dân Serbia nói: “Câu hỏi lớn đặt ra là liệu giá lúa mỳ có còn cao cho đến lúc thu hoạch vụ lúa đang gieo hay không”.
Tham khảo VTV
Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g