Đầu tư hàng hóa là kênh đầu tư “dễ” kiếm lợi nhuận bởi thị trường này có tính 2 chiều, nhưng, để có thể thu lại lợi nhuận lớn, kênh đầu tư này đòi hỏi nhà đầu tư cần có các kỹ năng phân tích vững vàng, trong đó có phân tích cơ bản. Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu rõ về cách áp dụng phân tích cơ bản trong giao dịch hàng hóa.
[Hữu ích cho nhà đầu tư]
> Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có
> Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 30/09/2021
> Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa
Phân tích cơ bản trong giao dịch hàng hóa là gì?
Phân tích cơ bản (Fundamental analysis) trong giao dịch hàng hóa được hiểu là phương pháp đánh giá thị trường dựa trên các dữ liệu trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra biến động giá cả của hàng hóa như kinh tế, địa chính trị, sự kiện trong phiên,… Phương pháp phân tích cơ bản sẽ giúp nhà đầu tư xác định xu hướng của thị trường một các tương đối.
Các yếu tố liên quan đến hướng phân tích cơ bản trong giao dịch hàng hóa
1. Yếu tố cung – cầu thị trường
Đây là yếu tố chính quyết định đến giá cả hàng hóa. Thông thường, nếu nguồn cung lớn hơn cầu thì giá cả hàng hóa có xu hướng giảm và ngược lại nếu cầu lớn hơn cung thì giá cả hàng hóa sẽ có xu hướng tăng lên. Chẳng hạn, trong thời gian vừa qua, nguồn cung dầu thô tại Mỹ bị thắt chặt do ảnh hưởng của các cơn bão trong bối cảnh nhu cầu đi lại dần hồi phục từ đại dịch COVID-19, đã giúp cho giá dầu thô có những chuỗi phiên tăng liên tiếp.
Liên quan đến yếu tố cung – cầu, nhà đầu tư cần lưu ý đến các báo cáo về sản lượng, tồn kho, xuất/nhập khẩu… của những tổ chức lớn trong ngành, bởi dữ liệu trong các báo cáo này sẽ cho biết dự đoán hoặc thể hiện xu hướng cung – cầu của thị trường.
2. Thời tiết và mùa vụ
Điều kiện thời tiết, mùa vụ, thiên tai, dịch bệnh và các yếu tố thiên nhiên quyết định trực tiếp đến giá cả hàng hóa tạo ra tác động đến chất lượng, sản lượng của cây trồng qua đó ảnh hưởng tới nguồn cung. Ví dụ, thời tiết khô hạn tại các khu vực gieo trồng ngô của Mỹ khiến giá ngô tăng bởi lo sợ chất lượng và nguồn cung của ngô sẽ giảm.
Yếu tố về thời tiết, mùa vụ thường ảnh hưởng nhiều hơn trên thị trường nông sản và nguyên liệu công nghiệp với các mặt hàng như như đậu tương, lúa mì, ngô,…và có tác động ít tới các thị trường kim loại hay dầu thô.
3. Yếu tố địa chính trị, kinh tế và thương mại
Mỗi sự kiện kinh tế, chính trị, thương mại đều có những tác động khác nhau đến thị trường hàng hóa. Khi chỉ số nền kinh tế của các nước hàng đầu thế giới như Mỹ hay Trung Quốc suy giảm, sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ tại các quốc gia lớn này.
Hoặc, tranh chấp, bạo lực ở một số khu vực trên thế giới có thể đóng của các tuyến đường vận chuyển hàng hóa, như kênh đào Panam, khiến việc vận chuyển và tiêu thụ trở nên khó khăn. Thuế quan, trợ cấp chính phủ hoặc một số công cụ chính trị khác có thể làm thay đổi động lực giá tạo ra sự biến động.
4. Giá trị của hàng hóa và tác động từ thị trường khác
Giá trị hàng hóa sẽ tỷ lệ thuận với giá cả hàng hóa. Hàng hóa có giá trị càng cao thì giá cả càng lớn và ngược lại (như vàng, dầu thô,…). Thông thường, yếu tố này sẽ ít có sự biến động hơn các yếu tố khác.
Đôi khi một hợp đồng tương lai có thể đại diện cho đầu vào cho một hợp đồng khác. Các thị trường tương lai có liên quan đến nhau, sự thay đổi giá của mặt hàng này có thể gây ra sự thay đổi giá của mặt hàng khác. Các mặt hàng có sự liên quan tỷ lệ thuận hoặc tỷ lệ nghịch với nhau. Ví dụ, ngô có thể được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và sản xuất ethanol. Giá đồng Real Brazil ảnh hưởng đến giá đường,…
Tóm lại, với phân tích cơ bản, tất cả các yếu tố đều sẽ dẫn đến tác động về cung – cầu. Phương pháp này là cơ sở để các nhà đầu tư dự đoán hướng giá được trong cả ngắn – trung – dài hạn một cách tương đối. Nhà đầu tư nên kết hợp cùng với phân tích kỹ thuật (dựa vào phản ứng giá và mô hình về giá cả, khối lượng giao dịch trên biểu đồ để dự đoán biến động giá trong tương lai) để tìm ra được các cơ hội giao dịch hợp lý và đúng đắn nhất.
Tìm hiểu và nhận tư vấn về giao dịch hàng hóa vui lòng liên hệ hotline: 024.3552.7979 hoặc mở tại khoản: Tại đây.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
Tel: 024.3552.7979
Facebook: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g