PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ, TIN NỔI BẬT

9 hàng hóa được giao dịch nhiều nhất trên thế giới

9 hàng hóa được giao dịch nhiều

Nắm bắt được xu hướng của thị trường giúp nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc hoạch định chiến lược. Một trong những gợi ý cho các nhà đầu tư là có thể tham khảo danh mục những hàng hóa được giao dịch nhiều nhất để lựa chọn, bởi đây đều là những thị trường có ưu điểm về mặt thanh khoản cao nhất.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Giao dịch Spread – loại hình đầu tư hạn chế rủi ro

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 10/06/2021

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Thị trường giao dịch hàng hóa hàng hóa tiếng Anh là gì?

Thị trường giao dịch hàng hóa được chia thành 4 nhóm cơ bản với đa dạng các mặt hàng:

  • Năng lượng: Dầu thô WTI, Dầu Brent, Xăng pha chế RBOB, Khí gas tự nhiên, Dầu ít lưu huỳnh.
  • Kim loại: Bạc, Bạch kim, Đồng, Quặng sắt.
  • Nông sản: Ngô, Đậu tương, Lúa mỳ,…
  • Nguyên liệu công nghiệp: Bông, Đường, Cà phê, Cao su, Cacao.

Những mặt hàng được các nhà đầu tư lựa chọn giao dịch nhiều nhất là những mặt hàng có tính thanh khoản cao nhất. Đây đều là những loại hàng hóa được niêm yết giao dịch tại các Sở giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới như: CBOT, COMEX, NYMEX, LME, SGX, ICE,…

Top 9 hàng hóa được các nhà đầu tư giao dịch nhiều trên thế giới

9 hàng hóa được giao dịch nhiều
1. Dầu thô WTI

Dầu thô là mặt hàng nhạy cảm với kinh tế toàn cầu, nó còn được ví như “vàng đen” của thế giới, bao gồm 2 loại chính là Dầu thô WTI và Dầu thô Brent.

Dầu thô WTI là đầu vào quan trọng trong sản xuất được lấy làm tiêu chuẩn cho giá dầu toàn cầu. Dầu WTI là viết tắt của West Texas Intermediate, đại diện cho Tây Bán Cầu từ các bãi dầu ở Texas, Louisiana và North Dakota của Mỹ. Do đó, WTI là dầu thô chuẩn cho Bắc Mỹ và hiện được giao dịch phổ biến trên sàn giao dịch NYMEX (New York Mercantile Exchange).

Dầu WTI được sử dụng chủ yếu để tinh chế xăng, là nhiên liệu được sử dụng nhiều trong hoạt động giao thông vận tải hàng ngày. Cũng chính vì vậy mà giá xăng pha chế RBOB thường có biến động cùng chiều với giá dầu dầu WTI.

2. Dầu thô Brent

Dầu thô Brent cũng là một trong những loại hàng hóa được giao dịch nhiều nhất trên thế giới. Dầu Brent chỉ những loại dầu được khai thác từ các mỏ khu vực Biển Bắc, là một tiêu chuẩn cho thị trường châu Âu và châu Á, tập hợp của 15 loại dầu sản xuất theo các khối Na Uy và Scotland gồm Brent, Ekofisk, Oseberg và Forties.

Các hợp đồng Dầu thô Brent giao dịch chủ yếu trên sàn giao dịch liên lục địa (ICE) ở London – ICE EU. 

Giá hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn dầu thô WTI và dầu Brent biến động bởi nhiều yếu tố: thương mại, chính trị; kinh tế xã hội; cung – cầu; các chi phí lưu kho, vận chuyển; hay động thái từ các quốc gia, tổ chức dầu mỏ lớn trên thế giới như OPEC+. Ngoài công dụng mặt hàng vô cùng quan trong thì do bị chi phối bởi nhiều yếu tố nên giá dầu thô liên tục biến động, tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư kiếm tiền tiên thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh.

3. Ngô

Ngô là một loại ngũ cốc có nguồn gốc từ Trung Mỹ, hợp đồng tương lai ngô được giao dịch lần đầu tiên vào năm 1877 trên sàn Chicago Board of Trade (CBOT) và là hợp đồng tương lai nông sản phái sinh lớn nhất thế giới.

Ngô là mặt hàng nông sản được giao dịch chủ yếu trên sàn CBOT, thuộc tập đoàn CME ở Hoa Kỳ. Hiện nay, dân số toàn cầu ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu tiêu thụ thịt ngày càng lớn, thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu ngũ cốc dùng làm thức ăn chăn nuôi, ngô cũng trở nên thiết yếu hơn.

4. Đậu tương

Đậu tương, cũng là mặt hàng nông sản được giao dịch chủ yếu trên sàn CBOT, là hàng hóa thiết yếu tại Mỹ vì có chứa nhiều protein và giá thành thấp.

Giá đậu tương và ngô thường bị tác động lớn bởi các yếu tố cung – cầu; thời tiết chất lượng, mùa vụ; các yếu tố trong chuỗi sản xuất… Do đó, khi lựa chọn giao dịch mặt hàng ngô và đậu tương, các nhà đầu tư nên chú ý đến vấn đề nhau cầu của các quốc gia nhập khẩu lớn, tình hình của các quốc gia xuất khẩu và các báo cáo, dự báo về thời tiết, chất lượng, tiến độ cây trồng,… Ngoài ra, do được niêm yết giao dịch tại Mỹ nên sự biến động của đồng USD cũng sẽ tạo ra những ảnh hưởng tới giá cả cái mặt hàng này.

5. Bạc

Bạc – kim loại quý được giao dịch nhiều thứ hai sau vàng (Bài viết này không nhắc đến vàng do hiện nay vàng chưa được cấp phép giao dịch tại Việt Nam). Hiện nay, bạc đang được giao dịch chủ yếu trên 2 sàn lớn sàn COMEX.

Bạc là một trong những kim loại quý được đầu tư nhiều nhất và có giá trị trong các giai đoạn mà tiền tệ mất giá và lạm phát. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề tới các nền kinh tế, nhu cầu trú ẩn tăng cao, càng nhiều nhà đầu tư tìm tới bạc. Ngoài ra, do được ứng dụng rất rộng rãi trong các ngành trang sức, trong công nghiệp là chất dẫn và tiếp tục nên nhu cầu đối với bạc cũng sẽ ngày càng tăng cao.

6. Thép

Thép là một hợp kim với thành phần chính sắt và carbon cùng một số nguyên tố khác. Ngày nay thép là một trong những vật liệu phổ biến nhất trên thế giới và là thành phần chính trong xây dựng, đồ dùng, công nghiệp cơ khí. Giá thép trong lịch sử có mối tương quan khá tốt với hiệu quả kinh tế toàn cầu, tăng – giảm theo sản lượng kinh tế.

Giá thép thời gian gần đây đang tăng rất cao do nhu cầu lớn từ các nền kinh tế, nhất là Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp Việt lao đao vì sự “tăng vọt” của giá mặt hàng này.

Thành phần của thép có thể thay đổi đáng kể phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng sản phẩm cuối của người tiêu dùng, do đó không có tiêu chuẩn chung nào cho loại hợp kim này. Chính vì thế, khá khó khăn cho các trader để giao dịch với quá nhiều loại hợp đồng tương lai thép. Tuy nhiên, nhà đầu có thể giao dịch thép gián tiếp bằng cách đầu cơ vào các mặt hàng cấu thành, cụ thể là quặng sắt.

7. Quặng sắt

Quặng sắt là một thành phần quan trọng trong sản xuất thép. Trong lịch sử, giá cả hàng hóa này tương đối ổn định vì thường có đủ nguồn cung để đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, kể từ năm 2000 đã có những biến động đáng kể về giá do sự thay đổi tiêu dùng của Trung Quốc, khi đất nước này nhanh chóng đô thị hóa, đòi hỏi một lượng thép lớn để bắt kịp tăng trưởng kinh tế. Kể từ đầu năm 2021 tới nay, do nhu cầu lớn trong khi nguồn cung hạn hẹp, giá giao dịch quặng sắt đã liên tục tăng và vượt qua các mức đỉnh.

Hợp đồng tương lai quặng sắt toàn cầu đầu tiên được giao dịch tại Sở Giao dịch Hàng hóa Singapore (SGX), và là thị trường toàn cầu chính để giao dịch quặng sắt hiện nay. Giá cả giao dịch trên SGX dựa theo chỉ số giá quặng sắt (MBIOI) của Metal Bulletin, sử dụng các dữ liệu giá cả hàng ngày từ một phổ rộng các nhà công nghiệp có liên quan và từ dữ liệu do Steelhome cung cấp. Steelhome là công ty tư vấn và cung cấp dữ liệu thép Trung Quốc có trụ sở ở Thượng Hải, tổ chức này cơ sở liên hệ rộng khắp với các nhà sản xuất thép và buôn bán quặng sắt trên toàn Trung Quốc.

8. Đồng

Đồng là một kim loại cơ bản quan trọng được sử dụng làm chất dẫn nhiệt và điện, vật liệu xây dựng, máy móc công nghiệp và thành phần của các hợp kim của nhiều kim loại khác nhau. Đồng hiện nay đang được khai thác nhiều ở các mỏ của Chile, sau đó là Trung Quốc, Peru và Mỹ.

Các vấn đề về cung – cầu – giá của đồng có thể bị ảnh hưởng bởi các tranh chấp thương mại, mùa vụ và các mối quan tâm về cơ sở hạ tầng – đặc biệt là từ các nhà cung cấp đồng chính của Nam Mỹ như Chile và Peru, hay nhu cầu tư các Quốc gia lớn như Trung Quốc.

Hợp đồng tương lai của đồng được giao dịch nhiều trên 2 sàn LME và COMEX. 

9. Nhôm

Nhôm là một kim loại cơ bản khác không kém phần quan trọng – một kim loại đặc biệt nhẹ và chống ăn mòn. Nhôm thường được kết hợp với các kim loại khác – chẳng hạn như đồng, kẽm và magie – để tạo thành hợp kim vừa mạnh vừa nhẹ. Vì những lý do trên, nhôm và hợp kim có chứa nhôm rất hữu ích cho các ứng dụng thương mại như sản xuất xe và máy bay, bao bì và xây dựng. Phần lớn nhôm được sản xuất tại Trung Quốc, sau đó là Nga, Canada và Ấn Độ.

Giá dầu và giá điện có thể ảnh hưởng đến giá nhôm vì việc tách nguyên tố này khỏi quặng rất tốn hai năng lượng trên. Sản xuất và xây dựng thúc đẩy nhu cầu sử dụng nhôm, vì vậy sự phát triển kinh tế ở các nền kinh tế như Trung Quốc có thể có ảnh hưởng đáng kể đến giá nhôm. 

Nhôm cũng chủ yếu được giao dịch trên LME – sàn kim loại lớn nhất thế giới. Và sắp tới đây, khi Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam kết nối liên thông với Sở giao dịch LME, các nhà đầu tư Việt sẽ có thêm cơ hội được giao dịch các mặt hàng đồng, nhôm, kẽm,… gia tăng lợi nhuận và đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình.

Tìm hiểu về thị trường giao dịch hàng hóa và đăng ký giao dịch vui lòng liên hệ hotline: 024.3552.7979.

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: (84) 024.3552.7979.
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình.
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa.
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.

Bài viết liên quan

Trả lời